Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chương trình đặc biệt

Chuyên mục đặc biệt kỷ niệm ngày Tiếng Hàn Hangeul năm 2018 Trí tuệ nhân tạo đang mải mê luyện tiếng Hàn

2018-10-09

“Trí tuệ nhân tạo đang mải me luyện tiếng Hàn!”
“Trí tuệ nhân tạo đang mải me luyện tiếng Hàn!”

Mặc dù không thể xác định chắc chắn về bối cảnh, tác giả hay nguồn gốc, nhưng bất kỳ ai trên trái đất này cũng đều biết tới câu chuyện “Ali Baba và 40 tên cướp”. Ấn tượng nhất trong chuyện là câu thần chú: “Vừng ơi, mở ra!”. Đây chính là một ví dụ chứng minh rằng việc nhận dạng giọng nói đã có từ rất xa xưa, là “thuỷ tổ” của trí tuệ nhân tạo (AI).

Trí tuệ nhân tạo trong đời sống thường nhật

Khi bạn nghe nhạc ở nhà, hay muốn tìm một thông tin mới, chỉ cần gọi một tiếng thôi là AI sẽ giải quyết kịp thời. Trên thực tế, AI đã trở nên rất thân quen trong đời sống hàng ngày của chúng ta. AI thông dịch cho bác sĩ và bệnh nhân vừa được chở đến trên xe cấp cứu, AI còn giải thích thật cặn kẽ cho cả những em bé tiểu học mới vừa bập bõm đánh vần bảng chữ cái. Thậm chí, nhóm phóng viên của Đài KBS World Radio còn gặp AIRSTAR, robot cao 160cm, nặng 135kg đang tận tình hướng dẫn hành khách ở sân bay quốc tế Incheon. Robot này có thể chỉ đường cho khách đến quầy thông tin, quán cà phê và tất nhiên là cũng không than thở vất vả hay đòi tăng lương rồi.

AI có biết yêu không?

Con người trong xã hội ngày càng cô độc. Vậy thì họ có thể làm bạn với robot trí tuệ nhân tạo không? AI có thể học mọi thứ, từ lời nói cho đến các trạng thái cảm xúc của con người và tái hiện lại y như thật. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành một thử nghiệm thú vị là nhập những đoạn thơ tình hay những tiểu thuyết dạt dào cảm xúc vào cho AI. Robot thông minh của chúng ta sẽ phản ứng như thế nào nhỉ? Có đỏ mặt hay cất giọng run run đầy xúc động không?

AI có phải là đối thủ của con người không?

AI đang thay con người tham gia vào nhiều công việc, nhiều kiểu môi trường hoạt động khác nhau? Thậm chí, AI còn đang ghi chép, biên soạn lại tuyển tập “Seungjeongwonilgi” (Thừa chính viện nhật ký), là cuốn nhật ký ghi lại hoạt động của nhà vua thời kỳ Joseon của thư ký hoàng gia là Thừa chính viện.
Vậy còn vai trò của con người trong tương lai sẽ ra sao?
Tương lai của những nhà thông dịch, biên dịch, hướng dẫn viên trên khắp thế giới này sẽ đi về đâu? Và phải chăng sẽ đến một ngày chúng ta không phải đau đầu học đủ các thứ tiếng Anh, Trung, Nhật nữa? Và cả tương lai của tiếng Hàn nữa sẽ như thế nào?

Lựa chọn của ban biên tập