Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tân Chủ tịch đảng Hòa bình dân chủ kêu gọi cải cách chế độ bầu cử

2018-08-09

Tin tức

Tân Chủ tịch đảng Hòa bình dân chủ kêu gọi cải cách chế độ bầu cử

Vấn đề cải cách chế độ bầu cử

Cải cách chế độ bầu cử là một vấn đề gắn liền với lợi ích giữa các chính đảng nên rất khó có thể thực hiện. Bởi đề xuất cải cải cách chế độ bầu cử là do khoảng cách khác biệt giữa tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với chính đảng và số nghế nghị sĩ tại Quốc hội của đảng. Chế độ bầu cử hiện hành là hình thức đưa thêm chế độ nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng (proportional representation) vào bầu cử đầu phiếu đa số tương đối (plurality voting). Bầu cử đầu phiếu đa số tương đối là mỗi khu vực bầu cử chỉ có một người được số phiếu bầu cao nhất là đắc cử, tất cả những người có số phiếu cao thứ hai trở xuống sẽ bị loại. Tức, theo chế độ bầu cử hiện hành, nguyện vọng của người dân khi phản ánh lên Quốc hội, một cơ quan đại diện tiêu biểu của Nhà nước, bị bóp méo đi. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng muốn phản ánh một cách chính xác lòng dân thì cần phải cải cách chế độ bầu cử.


Phương án cải cách

Để thực hiện mục tiêu cải cách chế độ bầu cử, chính giới đã đề cập đến hai phương án lớn. Thứ nhất là chế độ bầu cử hỗn hợp nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng (mixed member proportional). Tức đầu tiên sẽ xác định trước số ghế của một đảng tại Quốc hội dựa vào tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng đó. Sau đó, người đắc cử tại khu vực địa phương của mỗi đảng sẽ được bố trí vào số ghế Quốc hội đã định sẵn, nhưng nếu vẫn chưa đủ thì sẽ được bổ sung bằng chế độ nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng. Thứ hai là chế độ bầu cử nhiều nghị sỹ (multi-member districts). Đây là phương thức mở rộng khu vực bầu cử, và mỗi khu vực bầu cử được phép bầu chọn ra nhiều nghị sỹ.  Liên quan đến vấn đề này, dư luận hiện đang hết sức quan tâm đến phương án do Ủy ban quản lý bầu cử trung ương Hàn Quốc đề xuất lên Quốc hội vào năm 2015. Theo phương án này, toàn Hàn Quốc sẽ được chia làm sáu khu vực lớn, mỗi khu vực soạn thảo một danh sách ứng cử viên nghị sỹ theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với đảng. 

Đây là một chế độ trúng cử theo tỷ lệ thắng bại giữa các ứng cử viên tranh cử trong cùng khu vực, ứng cử viên nào bị loại tại địa điểm bầu cử đó nhưng lại nhận được số phiếu ủng hộ cao của khu vực đó thì có thể đắc cử nghị sĩ theo tỉ lệ ủng hộ cử tri đối với đảng, tùy theo tỷ lệ phân bố của chính đảng tại mỗi khu vực đó. Vào thời điểm đó, Ủy ban trên cũng đề nghị điều chỉnh số nghị sĩ tại các khu vực địa phương và số nghị sĩ trúng cử theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri với đảng theo tỷ lệ 2:1 trong tổng số 300 ghế nghị sĩ tại Quốc hội. 


Triển vọng

Dù chế độ bầu cử được cải cách theo phương án nào đi chăng nữa, thì những chính đảng có quy mô nhỏ sẽ có cơ hội đắc cử nghị sĩ Quốc hội cao hơn, cải thiện được tình trạng hai đảng lớn độc chiếm Quốc hội, giúp cũng cố được thể chế đa đảng. Điều này cũng có thể gây tổn hại đến sự ổn định về mặt chính trị, nhưng cũng có thể giảm nhẹ được sự đối lập sâu sắc. Song, với tình hình hiện tại, nhiều ý kiến đánh giá rằng cái lợi sẽ thu được nhiều hơn là hại. Dư luận hiện đang hết sức quan tâm liệu rằng lần này chế độ bầu cử có được cải cách hay không khi tân Chủ tịch đảng Hòa bình dân chủ Chung Dong-young, cũng như đảng Công lý đều đang tích cực kêu gọi, thúc đẩy cải cách chế độ bầu cử.

Lựa chọn của ban biên tập