Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Đoàn vận động viên hai miền Nam-Bắc cùng tiến vào lễ đài tại lễ khai mạc Asian Para Games 2018 

2018-10-05

Tin tức

Đoàn vận động viên hai miền Nam-Bắc cùng tiến vào lễ đài tại lễ khai mạc Asian Para Games 2018 

Kế tiếp Đại hội thể thao châu Á 2018, đoàn vận động viên hai miền Nam-Bắc hợp nhất sẽ tiếp tục cùng tiến vào lễ đài và đội hợp nhất tham gia thi đấu ở một số nội dung tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (Asian Para Games) Indonesia 2018.  

 

Thành lập đội tuyển hợp nhất liên Triều thi đấu tại Asian Para Games 

Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã gửi đoàn vận động viên lần lượt gồm 307 người và 23 người, đến tham gia Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á Indonesia 2018. Đoàn vận động viên của Hàn Quốc đặt mục tiêu đứng thứ ba toàn đoàn với 33 huy chương vàng, 43 huy chương bạc và 49 huy chương đồng. Ngoài ra, đoàn thể thao hai miền Nam-Bắc đã thu hút sự chú ý với kế hoạch cùng tiến vào lễ đài tại lễ khai mạc, và có đội tuyển hợp nhất thi đấu ở một số bộ môn. Như tiền lệ, khi cùng tiến vào lễ đài, các vận động viên sẽ cầm lá cờ có in hình bán đảo Hàn Quốc màu xanh da trời. Đội tuyển hợp nhất liên Triều sẽ tham gia thi đấu ở hai nội dung là bóng bàn đồng đội và bơi hỗn hợp nam. 

 

Lịch sử cùng tiến vào lễ đài và thành lập đội tuyển hợp nhất liên Triều 

Cho đến nay, đoàn thể thao của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã có đến 11 lần cùng tiến vào lễ đài ở một số sự kiện thể thao quốc tế, nhưng đây là lần đầu tiên đối với các vận động viên người khuyết tật. Đoàn thể thao hai miền Nam-Bắc lần đầu cùng tiến vào lễ đài là tại Thế vận hội mùa hè Sydney năm 2000. Sau đó, là tại các kỳ Olympic mùa đông, mùa hè, Đại hội thể thao sinh viên Universiade, và Đại hội thể thao Đông Á. Đội tuyển hợp nhất liên Triều đầu tiên được thành lập để tham gia thi đấu tại Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1991 tại Chiba, Nhật Bản. Khi đó, đội tuyển bóng bàn nữ liên Triều đã phá vỡ Vạn lý trường thành trong nội dung đồng đội nữ, giành giải vô địch. Còn đội tuyển bóng bàn nam liên Triều cũng đi đến vòng bán kết. Tại đây, lá cờ in hình bán đảo Hàn Quốc màu xanh da trời lần đầu được sử dụng, và bài dân ca “Arirang” được dùng thay thế cho bài Quốc ca. Kể từ đó, lá cờ in hình bán đảo Hàn Quốc màu xanh da trời và bài dân ca “Arirang” đã trở thành biểu tượng cho đội tuyển hợp nhất liên Triều mỗi khi tham gia sự kiện thể thao quốc tế. 

So với việc các vận động viên hai miền Nam-Bắc cùng tiến vào lễ đài, việc hợp nhất đồng đội bộ môn là một điều khó khăn hơnTrong lịch sử thể thao Hàn Quốc, chỉ có đội tuyển bóng bàn hợp nhất liên Triều vào năm 1991, và đội tuyển bóng đá liên Triều cũng được thành lập để thi đấu Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới (sau được đổi thành Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới) tại Lisbon, Bồ Đào Nha cũng trong năm 1991. Vào đầu năm nay, sau 27 năm, đội tuyển khúc côn cầu trên băng nữ liên Triều mới được thành lập nhân Olympic mùa đông PyeongChang 2018, diễn ra tại Hàn Quốc. Tiếp đó, đội tuyển hợp nhất liên Triều đã tham gia thi đấu tại Giải vô địch bóng bàn thế giới vào tháng 5 năm nay. Và tại Á vận hội mùa hè 2018 diễn ra tại Indonesia vào tháng 8 vừa qua, đội tuyển hợp nhất liên Triều cũng đã tham gia thi đấu ở ba nội dung là đua thuyền rồng, đua thuyền và bóng rổ nữ. 

Lựa chọn của ban biên tập