Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

“Vinh hoa phú quý” hay “Đói sạch rách thơm”

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-01-09

Âm điệu ngàn xưa


Vinh hoa phú quý

Học giả Jeong Yak-yong hiệu Dasan (Trà Sơn), người sống dưới thời hậu Joseon của Hàn Quốc vào thế kỷ thứ XVIII đã từng nói rằng sống ở đời có hai điều phúc đức nhất. Thứ nhất là Yeolbok, âm Hán là “nhiệt phúc”, tức khoa cử đỗ để đạt được thường xuyên lui tới Hoàng cung, được ở nhà cao cửa rộng, ăn mặc sang trọng, võng đưa kiệu đón, bàn việc chính sự thời thế…, cái mà người đời vẫn gọi là “phú quý vinh hoa”. Thứ hai là Cheongbok (thanh phúc), tức cuộc sống nơi núi cao rừng thẳm, mặc áo sợi gai, đi dép bện rơm, được ngâm chân dưới làn nước suối trong veo, tựa lưng bên gốc thông già ngâm thơ, trong phòng có một chiếc đàn tranh 6 dây Geomungo, một bàn cờ vây, một gác sách, chẳng bận tâm với sự đời và thảnh thơi trồng hoa cùng thảo dược. Đời người chỉ có một lần, còn gì bằng được sống “phú quý vinh hoa”? Nhưng sống thảnh thơi giữa vòng tay của thiên nhiên yên tĩnh, không vướng bận với thế sự đa đoan, thế cũng chẳng tồi.


“Đói sạch rách thơm” và thói tham lam ở đời

Trong cái phúc có “thanh phúc”, niềm hạnh phúc đơn sơ mộc mạc thì trong cái nghèo lại có Cheongbin (thanh bần), giống như câu “đói cho sạch, rách cho thơm”. Ở đây, cái nghèo không phải là do hoàn cảnh xô đẩy, mà là do con người ta lựa chọn và không màng đến lợi danh phú quý. Giống như một đoạn trong áng thơ “Sonamu Yeokeo Odumak Jitgo” (Dựng lều thông) của thi sĩ Kim Si-seup hiệu Maewoldang (Mai Nguyệt Đường) trong thế kỷ XV, rằng:

Túp lu nh da bên vách đá

Che đ thân này thế cũng xong

Lá rng rng vun gom thành chiếu

Cành ci khô chng mái lu tranh

Lá thông tết mái tranh thưa tht

Nho nh túp lu lòng thnh thơi

Ráng chiu mây trng giăng màn bc

Núi rng xanh biếc tm bình phong


Có những người chỉ cần lòng thanh thản, sống trong lều tranh ngửa mặt thấy sao trời cũng mãn nguyện. Nhưng lại có những người đã có tất cả công danh, vinh hoa phú quý mà vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn, trống trải. Thế mới biết lòng tham con người là vô đáy…

Người anh tham lam Nolbo trong trường ca hát kể chuyện Pansori Heungboga (Anh em nhà Heungbo) là nhân vật đại diện cho thói tham lam tàn nhẫn của thế thái nhân tình. Nolbo đã đang tâm đuổi gia đình người em Heungbo ra đường giữa ngày đông giá rét. Giá mà là người dưng thì Heungbo còn điều to tiếng lớn. Đằng này lại là vợ chồng anh ruột, nên người em tốt bụng Heungbo chỉ biết ngậm ngùi đưa vợ con ra đường trong cái rét như cứa lòng, không kế sinh nhai, không nơi nương tựa và chỉ biết trách mình bất tài làm vợ con phải khổ lây. 


Dòng ca kịch được người dân ưa chuộng nhất trong thời kỳ Hàn Quốc còn là thuộc địa của Nhật Bản có tên gọi là Shinpageuk, với cốt chuyện hết sức bình thường chẳng khác mấy so với cốt chuyện của những bộ phim truyền hình ngày nay. Dòng kịch này kể về nhân vật chính luôn bền bỉ vươn lên trong cuộc đời giông tố, kẻ ác bị trừng phạt và người tốt được hưởng phúc. Câu truyện về cuộc đời của nhân vật Lee Su-il và Sim Sun-ae là những vở kịch tiêu biểu của dòng kịch Shinpageuk (kịch Tân phái). Trong kịch, Sim Sun-ae đã rời bỏ Lee Su-il vì chàng nghèo khó và tìm đến với Kim Jung-bae giàu sang. Dù cho Lee Su-il đã níu kéo, quở trách, can ngăn đủ điều, nhưng lý trí của người con gái Sim Sun-ae vẫn bị sự sang giàu bạc tiền đánh gục. Nhưng cuối cùng, Sun-ae đã ân hận về và quay trở về bên Su-il.

Câu chuyện cuộc tình tay ba này vốn có tên là Janghanmong (Trường hận mộng), dịch từ tiểu thuyết “Kim sắc dạ xoa” của Nhật Bản. Cốt truyện này không chỉ được chuyển thể sang kịch, mà còn được chuyển thể sang ca khúc Janghanmong của vùng Seodo lấy bối cảnh là lầu Bubyeok bên sông Daedong ở Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên). 


* Nhạc phẩm “Nuneui Yeowang” (Nữ hoàng tuyết) / Shin Hyeon-jeong (sáng tác),  nhóm nhạc truyền thống Geurim trình diễn

* Trích đon “Ngưi anh tham lam Nolbo đui ngưi em Heungbo ra khi nhà” trong trưng ca hát k chuyn Pansori Heungboga (Anh em nhà Heungbo) / Oh Jeong-suk 

* Ca khúc “Janghanmong” (Trưng hn mng) / Oh Bok-nyeo 

Lựa chọn của ban biên tập