Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Hàn Quốc có lập trường khác Mỹ trong vấn đề Huawei

2019-06-14

Tin tức

Hàn Quốc có lập trường khác Mỹ trong vấn đề Huawei

Mỹ yêu cầu các nước cắt đứt giao dịch với Huawei

Mỹ hiện đang thực hiện các biện pháp cắt đứt giao dịch với Huawei, đồng thời yêu cầu các nước trên thế giới, đặc biệt là các đồng minh và những nước có quan hệ thân thiết áp dụng biện pháp tương tự với hãng thiết bị viễn thông lớn của Trung Quốc. Đây là một phần của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, mà cũng có thể gọi là cuộc chiến công nghệ. Tức, Washington theo đuổi mục tiêu của cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh bằng cách yêu cầu các nước trên thế giới không sử dụng sản phẩm của hãng Huawei, cũng như ngăn chặn việc chuyển giao những công nghệ mũi nhọn cho hãng thiết bị viễn thông này bằng cách cấm cung cấp công nghệ, phụ tùng.

Điều mà Mỹ nhấn mạnh là vấn đề an ninh. Washington cảnh báo việc sử dụng các thiết bị của Huawei có thể dễ dàng để lộ các thông tin mật quan trọng về an ninh cho Bắc Kinh. Đáp lại, hãng Huawei và Chính phủ Trung Quốc khẳng định hoàn toàn không có khả năng này, cáo buộc Mỹ đang thổi phồng sự lo ngại không cần thiết chỉ để đe dọa nước này. Trong khi đó, Chính phủ các nước trên thế giới lại có lập trường trái ngược nhau. Một số nước đồng minh hay thân thiết với Mỹ cho rằng không có vấn đề gì khi sử dụng thiết bị của Huawei. Nhưng một số nước khác lại đứng về phía Mỹ, tham gia “tẩy chay” Huawei.


Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay Huawei

Trong quá khứ, Hàn Quốc từng vấp phải tranh cãi tương tự khi triển khai mạng di động băng thông rộng thế hệ thứ 4 (4G) LTE. Năm 2013, khi hãng viễn thông LG U+ của Hàn Quốc quyết định sử dụng thiết bị của Huawei, Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng thiết bị của hãng này có nguy cơ được dùng để giám sát liên lạc giữa các nước đồng minh. Những lo ngại này tiếp tục cho thấy chiều hướng mở rộng hơn, xung quanh việc áp dụng thiết bị mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) gần đây. Bởi điều này gắn liền với việc Washington gây sức ép lên Bắc Kinh trên toàn phương diện.

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris đã công khai hối thúc các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia “tẩy chay” Huawei. Ông Harris cho rằng cần phải giám sát chặt chẽ việc mua thiết bị từ một doanh nghiệp như Huawei, nơi tiềm ẩn nguy cơ không thể kiểm soát, hay một yêu cầu không có sự ràng buộc về thủ tục pháp lý từ một Chính phủ nước ngoài. Điều này có nghĩa là nếu Chính phủ Trung Quốc yêu cầu thì Huawei có thể sẽ mở một “cửa hậu”, còn gọi là “backdoor”, của mạng viễn thông, một phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường, nhằm giữ đường truy nhập từ xa tới một máy tính, tránh bị giám sát phát hiện.


Lập trường của Chính phủ Hàn Quốc

Về phần mình, Chính phủ Hàn Quốc đang thể hiện lập trường trung lập, cho phép các doanh nghiệp tự do quyết định việc giao dịch với Huawei. Trên thực tế, động thái này gần như là đi ngược lại yêu cầu của Mỹ về cắt đứt giao dịch với hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc. Phủ Tổng thống Hàn Quốc cũng khẳng định không lo ngại về vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, trong cuộc họp do Bộ Tư lệnh hỗ trợ an ninh quân sự chủ trì ngày 13/6 vừa qua, các chuyên gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đến khả năng xâm nhập một cách hợp pháp mạng viễn thông trọng tâm của quốc gia, bởi chỉ nhà sản xuất có thể xác định được bên nào tiếp cận mạng viễn thông thông qua “backdoor”. Tức, Bắc Kinh có khả năng sẽ mở một “backdoor” để lén thu thập các thông tin liên lạc của Seoul. 

Lựa chọn của ban biên tập