Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong ngoại giao khu vực

2019-10-03

Vì một bán đảo thống nhất

© YONHAP News

Trung Quốc đã kỷ niệm 70 năm thành lập vào ngày 1/10. Ngày này năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, sau khi Đảng Cộng sản chiến thắng Quốc dân đảng trong cuộc nội chiến. Nhân dịp kỷ niệm 7 thập kỷ cầm quyền của Đảng Cộng sản, Bắc Kinh đã thể hiện sức mạnh quốc gia thông qua cuộc diễu hành quân sự lớn nhất trong lịch sử. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề ngoại giao khu vực xoay quanh bán đảo Hàn Quốc. Hãy cùng lắng nghe ông Park Won-gon, Giáo sư Quan hệ quốc tế của trường Đại học Handong, phân tích sâu hơn.

 

Các quan chức chủ chốt của Trung Quốc, trong đó có Ngoại trưởng Vương Nghị, luôn nói rằng nước này là một người chơi chính liên quan trực tiếp đến các vấn đề bán đảo Hàn Quốc, cho thấy Bắc Kinh rất coi trọng vấn đề khu vực. Trong lịch sử, Trung Quốc đã nắm quyền chi phối đáng kể đối với Bắc Triều Tiên, song mất dần tầm ảnh hưởng vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên giờ đây, một lần nữa Trung Quốc lại thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến bán đảo Hàn Quốc kể từ khi thành lập Nhà nước Cộng sản sau Thế chiến II. Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng gần hai con số trong suốt 40 năm qua nhờ quá trình cải cách và mở cửa thành công được khởi xướng vào năm 1978. Với việc Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền từ năm 2012, Trung Quốc ra sức khôi phục và chứng minh vị thế một cường quốc hàng đầu thế giới, bằng cách khai thác các vấn đề trên bán đảo Hàn Quốc.

 

Trung Quốc tự gọi mình là một bên liên quan trực tiếp mỗi khi đề cập đến vấn đề bán đảo Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là những vấn đề đó có tác động lớn đến ngoại giao và an ninh của Bắc Kinh. Đặc biệt, Trung Quốc đã và đang có mối liên kết chặt chẽ với Bắc Triều Tiên.


Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc nói rằng “môi hở răng lạnh”, nghĩa là nếu một người gục ngã, người kia sẽ gặp nguy hiểm. Thành ngữ này khá phù hợp để mô tả mối quan hệ Trung-Triều. Vào đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên để hỗ trợ miền Bắc và chống lại liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo, một minh chứng cho một liên minh Trung-Triều bền chặt. Thêm vào đó, Bắc Triều Tiên cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới mà Trung Quốc ký thỏa thuận phòng thủ chung. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, miền Bắc bắt đầu đi theo con đường của riêng mình. Bắc Kinh không ngừng hối thúc Bình Nhưỡng theo đuổi cải cách và mở cửa để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, trong khi vẫn duy trì chế độ cầm quyền hiện hànhThế nhưng, Bắc Triều Tiên đã  lựa chọn khác, bằng cách phát triển vũ khí hạt nhân, khiến quan hệ với Trung Quốc trở nên xa cáchSau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền vào 12/2011Bình Nhưỡng hy vọng sẽ cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa liên tục của Bắc Triều Tiên sau đó, đã làm xấu đi mối quan hệ Trung-Triều. Cho đến năm 2018, Chủ tịch Trung-Triều chưa từng tổ chức một cuộc họp nào.

 

Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Quốc đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên nguồn lực và nhân sự khổng lồ cho công cuộc phục hồi đất nước. Mối quan hệ bền chặt Trung-Triều thể hiện ở việc hai nước đã ký kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau vào năm 1961. Tất nhiên, hai nước cũng có nảy sinh bất hòa, khi Bình Nhưỡng đẩy mạnh các vụ thử hạt nhân và tên lửa bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, còn Trung Quốc thì tham gia các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào miền Bắc. Tuy nhiên năm nay, năm đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ bang giao giữa hai đồng minh cộng sản, mối quan hệ Trung-Triều lại trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.


Trung Quốc mong muốn đảm bảo sự hiện diện của mình trong tiến trình hòa bình bán đảo Hàn Quốc, cả trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng như quan hệ Mỹ- Triều. Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh về vị thế, Bắc Kinh đang tìm cách sử dụng Bình Nhưỡng như một “quân bài” để mở rộng tầm ảnh hưởng. Về phần mình, Bắc Triều Tiên cần lôi kéo sự ủng hộ từ Trung Quốc để tăng vị thế tại các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ. Thêm vào đó, trong bối cảnh khó khăn do các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của cộng đồng quốc tế, mối quan hệ Trung-Triều càng cần được thắt chặt hơn, vì cả hai đều cần đến nhau.

 

Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang thể hiện mối quan hệ mật thiết trước cộng đồng trong nước và quốc tế. Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ miền Bắc Kim Jong-un đã đến thăm Trung Quốc ba lần vào năm ngoái và một lần đầu năm nay. Ông Tập Cận Bình cũng đã đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 6 năm nay, lần đầu tiên với tư cách là Chủ tịch của Trung Quốc. Bắc Kinh chịu áp lực chính trị, kinh tế và ngoại giao của Washington, vì vậy họ thấy cần phải tăng cường sức mạnh đàm phán bằng cách sử dụng Bình Nhưỡng làm đòn bẩy. Về phần mình, Bắc Triều Tiên đương nhiên cần có sự giúp đỡ từ Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Mỹ. Khi hai nước đang sử dụng nhau làm “chiêu bài đàm phán, Trung Quốc đang nổi lên như một nhân tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến bán đảo Hàn Quốc.

 

Trung Quốc đã quyết tâm làm sống lại thời kỳ huy hoàng vinh quang trong quá khứ, cũng như bảo đảm sự hiện diện của mình, ít nhất là ở Đông Bắc Á, bằng cách tiến hành một cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành quyền bá chủ với Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”, một tầm nhìn về sự tái hiện Trung Quốc như một quyền lực chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh cuộc chiến giành ngôi vị cường quốc số một toàn cầu với Washington, Bắc Kinh muốn thay đổi khuôn khổ do Mỹ cầm trịch trước đây khi giải quyết các vấn đề về bán đảo Hàn Quốc. Đây là chiến lược mới của Trung Quốc, và nó có thể là một yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngoại giao khu vực.

 

Chính vì Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, nên quá trình tìm kiếm giải pháp phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên đã trở nên phức tạp hơn. Trước đây, đó là vấn đề liên Triều, Hàn-Mỹ cũng như Mỹ-Triều. Nhưng giờ đây, một nhân tố khác, cụ thể là Trung Quốc, đã được thêm vào cấu trúc gồm ba trục chính hiện có. Trên thực tế, các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên chỉ tồn tại trên danh nghĩa, bởi các cuộc đàm phán thượng đỉnh Mỹ-Triều đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Hiện tại, chỉ có 4 bên bao gồm hai miền Nam-Bắc bán đảo Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc, được coi là các quốc gia liên quan trực tiếp. Hai thành viên khác của cuộc đàm phán 6 bên là Nga và Nhật Bản, được cho là đã dần mất đi vị thế trong quá trình này. Nếu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến thăm Trung Quốc trong tháng 10 này, vai trò và vị thế của Trung Quốc sẽ được củng cố hơn nữa.

 

Có khả năng nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un thăm Trung Quốc vào khoảng ngày 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ bang giao Trung-Triều. Năm ngoái, Chủ tịch Kim đã đến thăm Trung Quốc trước khi tiến hành các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, các cuộc đàm phán cấp chuyên viên Mỹ-Triều đang có dấu hiệu hồi sinh, và Bình Nhưỡng rất có thể sẽ đi một nước cờ táo bạo. Chính vì lẽ đó, nhà lãnh đạo miền Bắc có khả năng đến Trung Quốc trước thềm các cuộc đàm phán quan trọng. Nếu chuyến thăm diễn ra, Bắc Kinh có thể cho Washington thấy rằng họ có thể dùng Bình Nhưỡng làm đòn bẩy, giúp Trung Quốc giành được thế thượng phong trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

 

Chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và sự hợp tác chặt chẽ Trung-Triều sẽ cải thiện đáng kể vị thế đàm phán của Bắc Kinh. Trung Quốc đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên bán đảo Hàn Quốc, tập trung vào mục tiêu đầy tham vọng là làm hồi sinh một quốc gia vĩ đại mang tên “Giấc mơ Trung Hoa”.

Lựa chọn của ban biên tập