Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Nhật Bản bóp méo lịch sử nghiêm trọng trong sách giáo khoa

2021-04-03

Tin tức

ⓒYONHAP News

Lập luận sai lệch về chủ quyền với đảo Dokdo

Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản ngày 30/3 đã mở phiên họp của Hội đồng thẩm định và kiểm duyệt sách giáo khoa, công bố kết quả kiểm duyệt sách giáo khoa các môn xã hội sử dụng cho học sinh lớp 10 bậc trung học phổ thông áp dụng từ năm sau, với 296 quyển được thông qua. Trong đó, sách giáo khoa môn Địa lý tổng hợp ghi đảo Dokdo là lãnh thổ lâu đời của Nhật Bản, đang bị Hàn Quốc chiếm cứ trái phép. Sách giáo khoa môn Lịch sử tổng hợp nêu lại quá trình đảo Dokdo được sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản, gọi đây là hòn đảo lâu đời của nước này. Sách giáo khoa các môn Địa lý tổng hợp, Lịch sử tổng hợp và Công dân sẽ được áp dụng trong chương trình giáo dục sửa đổi bậc trung học phổ thông từ năm 2022. Lịch sử tổng hợp là môn học bắt buộc mới về lịch sử Nhật Bản và lịch sử thế giới. Môn Địa lý tổng hợp có nội dung về địa lý Nhật Bản và thế giới, môn Công dân tương ứng với môn Xã hội hiện đại trước đó.

 

Bóp méo lịch sử

Một điểm đáng chú ý là lần này, chính quyền Tokyo đã thông qua kiểm duyệt với sách giáo khoa lịch sử do tổ chức bảo thủ nước này biên soạn, với nội dung tán dương cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, đưa ra giả thuyết vô căn cứ rằng Nhật Bản từng tiêu diệt vương triều Baekje (năm 18 trước Công nguyên đến năm 660 Công nguyên) của Hàn Quốc, thiết lập bộ máy cai trị kiểm soát phần phía Nam bán đảo Hàn Quốc vào khoảng từ thế kỷ thứ IV tới thế kỷ thứ VI. Ngoài ra, còn có nội dung ghi vụ biến loạn năm Nhâm Thìn (1592), khi Nhật Bản xâm lược triều Joseon vào cuối thế kỷ XVI, là “trận xuất binh sang Joseon”, gọi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là “chiến tranh Đại Đông Á”. Đây là một thuật ngữ mà nước này dùng để tô vẽ cuộc chiến xâm lược của đế quốc Nhật, gọi toàn bộ khu vực châu Á là một “Khối thịnh vượng chung”, chống lại sự xâm lược của bè lũ các nước phương Tây, như Mỹ. Ngoài ra, một số sách còn có nội dung ca ngợi chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) là nhằm thôi thúc phong trào giành độc lập ở các nước châu Á. Đặc biệt, có một cuốn sách giáo khoa do các thành viên của “Nhóm biên soạn sách giáo khoa lịch sử mới”, một tổ chức bảo thủ, biên soạn từng bị loại trong quá trình kiểm duyệt năm ngoái, lại được thông qua trong lần này.

 

Bối cảnh và ý nghĩa

Tổng kết toàn bộ kết quả kiểm duyệt lần này, có thể thấy lập luận bóp méo lịch sử trong sách giáo khoa Nhật Bản đang ngày càng trở nên hết sức nghiêm trọng, phản ánh đường lối thủ cựu quyết liệt của chính quyền cựu Thủ tướng Abe Shinzo. Tại Nhật Bản, sách giáo khoa do khối tư nhân biên soạn, sau đó được thẩm định tại Hội đồng thẩm định và kiểm duyệt sách giáo khoa gồm các chuyên gia, học giả, trước khi được trường học các cấp đưa vào giảng dạy. Tiêu chuẩn thẩm định được căn cứ theo “Tài liệu hướng dẫn giảng dạy” và “Tài liệu giải nghĩa”. Dưới thời chính quyền cựu Thủ tướng Abe, Nhật Bản đã sửa đổi “Tài liệu hướng dẫn giảng dạy” và “Tài liệu giải nghĩa”, kiểm soát hoàn toàn các tiêu chuẩn kiểm duyệt sách giáo khoa. Trên thực tế, có thể nói Tokyo đã quay lại chế độ Nhà nước kiểm duyệt sách giáo khoa, một điều bị cấm theo Điều 21 Hiến pháp của nước này, làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi trong nội bộ nước Nhật về vấn đề vi hiến.

Lựa chọn của ban biên tập