Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Giới thiệu thể loại âm nhạc trong nghi thức cúng cầu siêu truyền thống ở Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-06-05

Âm điệu ngàn xưa


Âm nhạc Yeongsanjae (Linh Sơn Trai)

Ở Hàn Quốc, Nhà nước cùng các cấp chính quyền địa phương phong danh bảo hộ những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử và nghệ thuật, tạo cơ hội cho công chúng được tiếp cận và tìm hiểu. Có thể nói, việc làm này vừa là cơ hội để truyền bá rộng rãi về di sản văn hóa, đồng thời là dịp để kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể. Năm 1973, nghi lễ cúng cầu siêu Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hàn Quốc số 50. Tới năm 2009, nghi thức cúng cầu siêu Linh Sơn Trai đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hơp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) là nghi thức cúng 49 ngày nơi cửa Phật để cầu nguyện cho linh hồn người chết sớm được siêu thoát. Trong 49 ngày này, gia quyến của người quá cố sẽ nỗ lực tích đức, làm những việc thiện để người thân của mình sớm được đến với chốn bồng lai dưới cõi âm. Khi cử hành lễ cúng cầu siêu Linh Sơn Trai cho người đã khuất, người ta không chỉ cúng cho riêng người thân vừa qua đời của mình, mà còn cầu nguyện cho vong hồn của cả những người khác sớm được siêu thoát. Nghi lễ cúng cầu siêu Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) thường được cử hành cùng âm nhạc và vũ điệu Phật giáo có lịch sử lâu đời với phong cách uy nghi, trang nghiêm nên không khí của buổi lễ khá long trọng. Đặc biệt, Hội bảo tồn lễ cúng cầu siêu Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) hang năm đều tổ chức sự kiện vào Ngày Thương binh liệt sĩ 6/6 nhằm nghi nhớ công ơn những anh hùng liệt sĩ và những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Có thể nói, nghi thức cúng cầu siêu Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) là một ví dụ điển hình về giá trị di sản văn hóa phi vật thể sống động trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay ở Hàn Quốc. 


Các nghi thức cầu siêu chịu ảnh hưởng của phật giáo ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, những ca khúc do các nhà sư hát trong các nghi thức Phật giáo có tên gọi là Beompae (Phạm bái). “Beom” (Phạm) là từ chỉ quốc gia Ấn Độ, còn “pae” (bái) là tiếng tụng kinh niệm Phật. “Beompae” có nghĩa là âm thanh niệm Phật của Ấn Độ. Hình thức âm nhạc độc đáo này được lan truyền từ Ấn Độ qua Trung Quốc và du nhập vào Hàn Quốc. Theo ghi chép trong Samgukyusa (Tam quốc di sự) thì âm nhạc Beompae (Phạm bái) xuất hiện ở Hàn Quốc từ thời Silla. Đặc biệt là trong thời Silla Thống nhất, âm nhạc Beompae (Phạm bái) do vị Thiền sư Jingam (Chân Giám) tu học từ Trung Quốc đã được truyền đạt tới đông đảo người dân lúc đương thời. Âm nhạc chúng ta được lắng nghe hôm nay là âm nhạc đã trường tồn qua hàng ngàn năm. Không chỉ trong âm nhạc Phật giáo, Beompae còn có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc. Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày sau ngày Thương binh liệt sĩ 6/6, và còn được gọi là Cheonjunggajeol, có nghĩa là ngày có tiết khí đẹp nhất trong năm. Theo phong tục truyền thống của Hàn Quốc thì đây là ngày cánh đàn ông hò nhau chơi trò đánh vật, còn chị em phụ nữ thì vui trò đánh đu và ngày này cũng được coi là ngày có dương khí mạnh nhất trong năm. Tết Đoan Ngọ chính là ngày chàng công tử Lý Mộng Long phải lòng nàng Xuân Hương xinh đẹp khi đứng trên lầu gác Gwanghan (Quảng Hàn) thấy bóng dáng nàng lúc ẩn lúc hiện cùng trò chơi đánh đu. 


Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc có nguồn gốc từ cái chết của chung thần Khuất Nguyên người nước Sở thời Chiến quốc. Chuyện kể rằng, khi bị vu oan và bị đuổi khỏi triều đình, bi quan trước tình cảnh nhà Sở đứng bên bờ vực mất nước, Khuất Nguyên nghĩ thà mình chết đi làm mồi cho cá còn hơn là phải giương mắt nhìn cảnh nước nhà suy vong, nên đã gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự vẫn. Hôm đó là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nghe tin Khuất Nguyên quên sinh, người trong vùng đã đổ ra sông Mịch La cho cá ăn để lũ cá dưới sông không hủy hoại thân xác của Khuất Nguyên. Giờ đây, người Trung Quốc vẫn duy trì trò đua thuyền rồng trên sông vào ngày Tết Đoan Ngọ. Tập tục này cũng có nguồn gốc từ việc người dân khẩn trương tìm vớt xác của Khuất Nguyên trên sông. Đây là lý do người Trung Quốc kịch liệt phản đối việc năm 2005 Lễ Tết Đoan Ngọ vùng Gangneung Gangneungdanoje được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Tết Đoan Ngọ của vùng Gangneung không hề có liên quan gì với tích Khuất Nguyên của Trung Quốc. Đó chỉ là nghi thức tế lễ cầu nguyện bình an cho các làng mạc thuộc khu vực tỉnh Gangneung. Đây là nghi thức mang tính cộng đồng, kết hợp hài hòa tinh thần của các tôn giáo Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân tộc. Chỉ vì tên gọi mà nghi thức tín ngưỡng này bị hiểu nhầm. Là vùng sâu vùng xa núi non hiểm trở, nên người dân vùng Gangneung rất coi trọng nghi thức tế lễ thần núi mang sắc thái Nho giáo, hay những ca khúc múa hát lên đồng của các ông đồng bà đồng cầu nguyện bình an cho làng trên xóm dưới


* Khúc hát Bokcheongge (Kệ thỉnh) và nhạc phẩm đệm trong vũ điệu Cheonsubara (Thiên thủ bạt la) / Nhà sư Guhae (kèn bầu Hojeok (Hồ Địch)), Nhà sư Beophyeon (trống Buk) 

* Trích đoạn Jeokseongga (Xích Thành ca) trong trường ca hát kể chuyện Pansori / Kim Jun-su (hát) và nhóm nhạc Mặt trăng thứ 2 

* Trích đoạn Sejongut trong khúc ca Gangeungdanoje / Kim Yoo-seon, Kim Seok-chul

Lựa chọn của ban biên tập