Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Giới thiệu dòng nhạc truyền thống Yeongsanhoesang (Linh sơn hội tương của Hàn Quốc)

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-06-12

Âm điệu ngàn xưa


Khái quát về dòng nhạc truyền thống Yeongsanhoesang (Linh sơn hội tương)

Âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc được chia làm hai thể loại. Một là âm nhạc dành cho tầng lớp quý tộc thống trị xã hội. Và một là âm nhạc dành là cho các tầng lớp thường dân. Âm nhạc Jeongak (Chính nhạc) có nhịp điệu chậm rãi, không mấy thay đổi, khiến cho người nghe trở nên trầm tĩnh lắng đọng. Thể loại âm nhạc này thường được các chính trị gia và học giả ưa chuộng. Qua đây, họ có thể tự nhìn nhận lại bản thân, tôi luyện mình trở nên kiên định hơn trong tư duy và chí hướng. Âm nhạc dân gian Hàn Quốc phát triển theo chiều hướng kích hoạt tình cảm nội tâm của con người, vui thì quá vui mà buồn thì lại quá thảm thiết. Đây là cách lấy cái hứng khởi của lời ca tiếng nhạc để gột rửa nỗi vất vả gian nan của bách tính trăm họ. Trong âm nhạc dành cho giới quý tộc, quan lại và học giả, người ta lại chia ra thành dòng chính nhạc Jeongak thường được diễn tấu trong hoàng cung, tại những sự kiện lớn của triều đình và dòng nhạc phong lưu Pungryu thường được các cá nhân trong giới quý tộc và học giả lúc đương thời say mê thưởng thức. Họ uống trà, ngâm thơ, vẽ tranh và thưởng nhạc phong lưu Pungryu trong khán phòng hay trên lầu gác Jeongja với những khung cảnh thiên nhiên đẹp. Yeongsanhoesang (Linh sơn hội tương) là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc còn được lưu truyền tới ngày nay. Yeongsanhoesang (Linh sơn hội tương) vốn là chính nhạc trong Phật giáo và có ca từ là “Yeongsanhoesan Bulbosal” (Linh sơn hội tương Phật Bồ Tát). Giờ đây khúc ca này được phát triển theo hướng biến tấu khá đa dạng. 


Các nhánh và nhạc phẩm trong dòng nhạc Linh sơn hội tương

Âm nhạc Yeongsanhoesang (Linh sơn hội tương) được chia thành ba dòng lớn. Một là “Huyền cầm linh sơn hội tương” hay còn gọi là “Junggwangjigok” (Trọng quang chi khúc) mà chúng ta vừa nghe. Tức là âm nhạc linh sơn hội tương được tấu bằng đàn huyền cầm và thường vẫn chỉ gọi là Yeongsanhoesang. Nhạc cụ chủ đạo trong dòng âm nhạc Yeongsanhoesang này là đàn tranh 6 dây Geomungo. Để khắc phục nhược điểm âm lượng nhỏ của nhạc khí dây, lúc biểu diễn, các nghệ sĩ thường hòa tấu đàn tranh 6 dây Geomungo cùng một loại nhạc cụ khác. Tới ngày nay, phong cách biểu diễn dòng nhạc này còn lưu truyền được 9 nhạc phẩm là Sangryeongsan (Thượng linh sơn), Jungryeongsan (Trung linh sơn), Seryeongsan (Tế linh sơn), Garakdeori, Samhyeondodeuri, Hahyeondodeuri, Yeombuldodeuri, Taryeong, Gunak... Sangryeongsan (Thượng linh sơn) là khúc hát có tiết tấu chậm, phải hát quãng 15 phút mới xong. Nhưng càng về sau, tiết tấu của các khúc hát tiếp theo ngày càng nhanh càng hứng khởi hơn, đặc biệt là từ sau phần điệp khúc của Yeombuldodeuri. Yuchosinjigok là bản biến tấu của âm nhạc “Linh sơn hội tương”. So với Hyeonak Yeongsanhoesang (Huyền cầm linh sơn hội tương), Yuchosinjigok có âm trầm hơn, nên còn được gọi là Pyeongjohoesang và do sáo trúc hương Hyangpiri có âm thanh lớn làm nhạc cụ chủ đạo. Thể loại âm nhạc này được nhiều nhạc gia hòa tấu, tạo nên không khí khá long trọng. Còn có một loại âm nhạc Yeongsanhoesang chỉ được tấu bằng các loại nhạc cụ thổi, không có sự hòa âm của đàn tranh 6 dây Geomungo, nên được gọi là Gwanak Yeongsanhoesang (Quản nhạc linh sơn hội tương) hoặc Pyojeongmanbangjigok. Tùy theo độ dài lấy hơi của người nghệ sĩ mà nhịp điệu của khúc nhạc luôn thay đổi và khá linh hoạt. Lúc sáo trúc Piri nghỉ thì một loại sáo khác sẽ kế âm. Khi nói tới âm nhạc phong lưu Pungryu, là nói về Hyeonak Yeongsanhoesan. Còn Yuchosinjigok và Gwanak Yeongsanhoesang là thể loại âm nhạc được trình diễn trong hoàng cung. Đặc biệt Gwanakyeongsanhoesang thường được sử dụng làm nhạc đệm cho các vũ điệu cung đình. 


Các nhạc phẩm Pungryu phong lưu thường được tấu tại các khán phòng Pungryubang chủ yếu có Julpungryu, Hyeonak Yeongsanhoesang. Nếu tấu đủ cả 9 khúc nhạc Yeongsanhoesang theo các phong cách thì cũng mất quãng một giờ đồng hồ. Nhưng xưa kia, người Hàn Quốc thường tấu xen kẽ cả các dòng nhạc khác. Ví như khúc Suyeonjangjigok được tấu giữa khúc Samhyeondodeuri và Hayeondodeuri, và âm nhạc Cheonnyeonmanse sẽ được tấu lên sau khi các nhạc phẩm trong dòng nhạc Yeongsanhoesang kết thúc. Đây là cấu trúc hoàn thiện của một buổi trình diễn âm nhạc và được gọi là Gajinhoesang. Người nghệ sĩ tấu nhạc phong lưu Julpungryu luôn hứng khởi khi trình diễn, nên họ gọi dòng nhạc này là Minganpungryu (Dân gian phong lưu). So với Julpungryu vốn có, nhạc phẩm này có ca từ thay đổi khá linh hoạt


* Trích đoạn “Sangryeongsan” (Thượng linh sơn) trong nhạc phẩm “Yeongsanhoesang” (Linh sơn hội tương) / Park Yeong-seung (đàn tranh 6 dây Geomungo), Lee Seung-heon (sáo trúc dọc Piri)

* Nhạc phẩm Samhyeondodeuri / nhóm chính nhạc Trung tâm âm nhạc truyền thống quốc gia Hàn Quốc

* Nhạc phẩm Gyemyeon trong “Minganpungryu Dwitpungryu” phần Cheonnyeonmanse (Nghìn năm vạn năm) dòng Kim Juk-pa / Mun Jae-suk (đàn tranh 12 dây Gayageum), Kim Jeong-su (trống phong yêu Janggu)

Lựa chọn của ban biên tập