Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Cảnh thu và lòng người

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-09-18

Âm điệu ngàn xưa


Thu vui

Một phần hương vị ẩm thực Hàn Quốc được tạo bởi các loại tương mắm gọi là Jang. Xưa kia ở Hàn Quốc, nhà nào cũng có các chum, vại làm tương mắm Jangdokdae. Vị trí để các chum vại này cũng vô cùng quan trọng. Phải để ở nơi vừa có nắng thì tương mới chín ngon, nhưng cũng lại phải có bóng râm để tránh việc tương bị cháy do nắng gắt quá. Thông thường thì người Hàn Quốc hay để chum vại tương mắm dưới bóng cây hồng, hoặc các cây to sau nhà. 

Vào một ngày nắng đẹp, đúng lúc chị gái mở nắp chum kiểm tra tương thì một chiếc lá hồng rụng xuống, rơi vào chum. Nhà thơ Kim Yeong-rang đã ghi lại thời khắc này bằng áng thơ “Ome, Danpung deulgeotne” (Ơ hay! Lá đã vàng rồi!). Lời thơ có đoạn:

Ơ hay! Lá đã vàng rồi!

Chiếc lá hồng nhuốm đỏ bay bay

Chị gái xinh giật mình thảng thốt

Ơ hay! Lá đã vàng rồi


Khúc thơ phổ nhạc Sijo dành cho giọng nữ “Danpungeun Banman Bukgo” (Sắc thu nửa đỏ) có đoạn:

Sc thu na đ, sui xanh xanh

Giăng lưi cá, ta nm trên phiến đá

Thế gian này mình ta ththnh thơi


Japga (Tạp ca) xưa kia là lối hát được người dân thường yêu thích, nhưng bị coi là có đẳng cấp thấp hơn lối hát Jeongga (Chính ca) được giới học giả ưa thích. “Namdo Japga” là tạp ca vùng Namdo thuộc khu vực tỉnh Bắc và Nam Jeolla. Yukjabaegi và Heungtaryeong là hai khúc hát tiêu biểu của dòng nhạc này. Heungtaryeong có nghĩa là “hứng khởi”, nên nhiều người nghĩ đó là khúc hát có nhịp điệu sôi nổi, hứng khởi. Thế nhưng trên thực tế, đây lại là khúc hát rất sầu thảm. Khúc tạp ca có tên là Heungtaryeong (Hứng khởi) bởi điệp khúc “Aigo, Daego, Eoheo Seonghwaga Natne, Heung” (Ôi chao, giận dữ, vùng vằng, hứ!). Và “Heung” trong “Heungtaryeong” xuất phát từ chính từ “Heung” trong câu trên, là một tiếng “hứ”. Ca từ khúc tạp ca Heungtaryeong (Hứng khởi), có sự biến đổi tùy theo người hát. Khúc hát có đoạn:

Ngoài khung cửa ta trồng khóm cúc,

Dưới khóm hoa ta ủ bình rượu thơm

Rượu chín, cúc nở,cũnglà khibằng hữu tới,trăng lên cao,

Lại được cùng người tấu nhạc, xướng ca, trò chuyện thâu đêm.


Thu bun

Giờ đây hay xưa kia thì những bài hát về các mùa trong năm đều rất phổ biến. Trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc, có thể kể đến khúc thi xướng được các kỹ nữ vùng Seodo (gồm các tỉnh Hwanghae và Pyeongan nay thuộc Bắc Triều Tiên) xưa kia hay hát mang tên Gwansanyungma (Quan sơn nhung mã). Khúc thi xướng diễn tả nỗi lo về cuộc chiến tranh ở Quan Sơn trong tiết thu của thi sĩ Shin Kwan-su sống dưới thời Joseon, dựa theo tác phẩm của nhà thơ Đỗ Phủ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Khúc thi xướng được bắt đầu bằng đoạn:

Sông thu phẳng lặng, cá lạnh băng

Người hóng gió Tây trên lầu gác Jungseon


Khúc hát Chugangi (Sông thu), do ca nương Choi Yun-yeong hát theo lối biến tấu mới. Ca khúc được bắt đầu bằng đoạn có từ Chugangi (Sông thu~ ~ ~), giữ nguyên phần lời của ca khúc gốc, phần sau được kết nối với tâm trạng u sầu trong cảnh lang bạt lúc cuối đời của thi sĩ Đỗ Phủ trong áng thơ “Lên lầu Nhạc Dương”.


* Khúc thơ ph nhc Sijo dành cho ging n “Danpungeun Banman Bukgo” (Sc thu na đ) / Kim Yeong-gi

* Khúc hát Chugangi (Sông thu) / Choi Yun-yeong 

* Khúc tạp ca Heungtaryeong / Kim Su-yeon và nhóm phụ hoạ

Lựa chọn của ban biên tập