Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Sông nước trong thơ ca của đại thi hào Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2022-09-22

Âm điệu ngàn xưa

Sông nước trong thơ ca của đại thi hào Hàn Quốc

Trò chơi du thuyền của người Hàn trong tiết Thu

Tô Đông Pha (1037-1101) cùng người cha thân sinh Tô Tuân và em trai Tô Triệt là ba trong 8 đại thi hào lớn nhất của Trung Quốc thời Đường và thời Tống, được gọi là “Đường Tống bát đại gia”. Những người có tài xuất chúng mà tính khí ngay thẳng thì thường gặp nhiều phong ba bão tố trên chính trường. Nghe nói Tô Đông Pha cũng đã phải chịu cảnh lưu đày trong phần lớn cuộc đời. Khi ông bị lưu đày tới một vùng hẻo lánh gần sông Xích Bích, trong một lần được bằng hữu tới thăm đúng dịp đầu thu, họ đã cùng buông thuyền trên sông Xích Bích để thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Trong lúc cao hứng, Tô Đông Pha đã sáng tác nên kiệt tác Xích Bích Phú có đoạn rằng “Nước sông chảy hoài mà không bao giờ vơi. Vầng trăng tròn rồi khuyết nhưng không bao giờ lớn hơn và cũng không bao giờ biến mất. Vạn vật trên thế gian chuyển động khôn lường. Cớ sao mà phải ganh tỵ”. 

Ngày mai 23/9 đã là tiết thu phân, là lúc tiết trời đẹp nhất vào mùa thu ở Hàn Quốc và cũng là thời điểm phù hợp nhất với thú chơi du thuyền Baetnori. Trong thơ ca Hàn Quốc, có khá nhiều khúc hát diễn tả tâm tình của những người trong thú vui chơi thuyền. Trong số này có thể kể đến khúc chính ca Hansongjeong dòng Eonpyeon dành cho giọng nam. Khúc hát mở đầu bằng câu: “Đẵn gỗ thông đình Hansong đẽo một con thuyền nhỏ…”. Hansong (Hàn Tông) là một ngôi đình Jeongja nổi tiếng ở gần lầu gác Gyeongpo, tỉnh Gangwon. Đây đã là nơi nổi tiếng từ xưa, là nơi Hwarang, tức lớp thanh niên trai tráng, văn võ song toàn thời Silla (thế kỷ VII - thế kỷ X) lui tới ca múa và thưởng phong lưu. Theo như câu hát thì có lẽ thời đó ở khu vực này có rất nhiều thông. Chiếc thuyền được đẽo thì nhỏ nhưng những thứ được thuyền chở theo thì có vẻ khá nhiều. Nào là rượu và đồ nhắm, với đủ loại nhạc cụ và các nhạc công như đàn tranh 6 dây Geomungo, đàn tranh 12 dây Gayageum, đàn nhị Haegeum, đàn tỳ bà Bipa, sáo trúc ngang lớn Daegeum, sáo trúc dọc Piri, trống phong yêu Janggu, trống Mugo. Thuyền còn chở cả các dụng cụ dùng khi hút thuốc, và các ả đào mời rượu. Con thuyền lênh đênh trên sóng nước sẽ đưa đoàn người thưởng phong lưu tới những nơi có danh thắng tuyệt vời nhất ở Gangwon như đình Chongseok, hang núi Geumran, hồ Yeongnang, đầm Seonyudam. 


Giới học giả Hàn Quốc xưa và trò chơi du thuyền

Giới học giả xưa kia ở Hàn Quốc rất chuộng thú chơi du thuyền vào những ngày trời đẹp trong mùa xuân và mùa thu. Đến khi luống tuổi và rời khỏi chính trường, nhiều người mong muốn sống cuộc đời của một ngư phủ lấy việc đánh cá làm thú giải khuây. Trong số những bậc cao nhân, không ít người đã chọn từ bỏ tranh giành quyền lực, sống lưu đày tha hương để quên đi sự đời trái ngang. Điển hình như học giả kiêm chính trị gia Yun Seon-do hiệu Gosan (Cô Sơn) sống dưới thời Joseon thế kỷ XVII của Hàn Quốc. Vào năm 65 tuổi, trên đường tới đảo Jeju ở ẩn, chẳng may thuyền ông gặp bão, phải tạm lánh vào đảo Bogil (Phủ Cát) thuộc vùng duyên hải phía Nam của Hàn Quốc. Vẻ đẹp huyền ảo của hòn đảo này đã níu kéo Yun Seon-do ở lại nơi đây. Ở đó, ông đã sáng tác tuyển tập thơ Eobusasisa (Ngư phủ tứ thời từ) gồm 40 bài thơ tả cuộc sống của người ngư dân suốt bốn mùa trong năm, với 10 bài thơ dành cho mỗi mùa. Một bài thơ về mùa xuân có đoạn:


Sương mù bên sông tan, nng vàng ri sau núi

c đêm ri đi, nưc ngày dn ti

Xóm ven sông, hoa n khoe sc t xa


* Đoản ca Jeokbyeokbu (Xích Bích Phú) / Ahn Suk-seon

* Khúc chính ca Hansongjeong dòng Eonpyeon dành cho giọng nam / Kim Gyeong-bae

* khúc hát Eobusasisa (Ngư ph t thi t) / Kim Na-ri 

Lựa chọn của ban biên tập