Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Hoa mai và những giá trị cốt lõi được người Hàn Quốc trân trọng

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-02-02

Âm điệu ngàn xưa

Hoa mai và những giá trị cốt lõi được người Hàn Quốc trân trọng

Những giá trị bất biến xuất hiện trong văn học nghệ thuật của Hàn Quốc

Học giả Shin Heum sống trong triều đại trung Joseon có lưu bút một áng thơ, rằng:


Ngô đồng có già nghìn tuổi vẫn giữ nốt nhạc

Hoa mai có lạnh cóng vẫn suốt đời không phai hương

Trăng có khuyết nghìn lần cũng vẫn là ánh trăng

Liễu có bẻ cành trăm bận thì vẫn trổ trồi xanh


Xưa kia ở Hàn Quốc, cây ngô đồng được giới học giả ưa thích vì được người đời biết tới là cây duy nhất mà linh vật chim phượng hoàng đậu rỉa cánh. Gỗ cây ngô đồng nhẹ và tạo âm vang tốt nên thường được dùng để làm ra đàn tranh 12 dây Gayageum và đàn tranh 6 dây Geomungo. Còn hoa mai thì dù bị tuyết phủ trắng giữa tiết đông giá lạnh cũng vẫn tỏa hương thoang thoảng nên được ví với phẩm chất của người học giả. Vầng trăng mỗi ngày mỗi vẻ, trăng khuyết rồi trăng lại tròn, trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Cây cối thông thường nếu bẻ cành thì cành bị bẻ sẽ chết, nhưng cành liễu nếu cắm xuống đất thì nó sẽ đâm rễ và xanh tốt thành cây liễu. Người Hàn Quốc trân trọng giá trị bền vững bất biến của cây ngô đồng và hoa mai, giá trị không ngừng thay đổi nhưng luôn giữ được phẩm chất của mặt trăng và cây dương liễu. Giờ đang là mùa mai khoe sắc hương. Nếu hoa mai hỏi chúng ta rằng sống ở đời giá trị mà chúng ta muốn gìn giữ nhất là gì thì các bạn sẽ trả lời ra sao?


Hoa mai và tâm niệm của người Hàn Quốc về hoa mai

Đều là hoa mai nhưng trong con mắt người học giả, nhành mai là biểu tượng của khí tiết. Còn trong tâm trí những người đang yêu thì nhành mai làm gợi nhớ đến hình ảnh của người thương nơi xa vắng. Ví như nhành mai trong giai điệu dân ca “Khúc hát hoa mai” được cảm nhận rằng:


Mai thật đẹp, tình yêu nhành mai thắm

Tương tư đơn chiếc cũng chuyện đời

Thật là đẹp hỡi ơi hoa mai


Hoa mai mang muôn vàn sắc thái tùy theo địa vị và tâm tư người thưởng mai.Vì thế nên có rất nhiều các nhạc phẩm mượn nhành mai để giãi bày tâm tình nhân gian. Ví như hình ảnh nhành mai trong khúc hát “Maehwaga” (Hoa mai ca). Rằng:

Xuân trở lại trên nhành mai ngày ấy

Hé nụ trên cành nở lúc xưa

Tuyết xuân bay bay, bông chúm chím,

Vì trăn trở nên nở hay chăng?


Áng thơ cổ Sijo trên có nghĩa là mùa xuân thì năm nào cũng quay trở lại, nhưng tuổi thanh xuân của người con gái liệu có quay lại được chăng, liệu cây hoa có thắng được cái giá rét của tuyết xuân để hé nở được chăng. Đây vốn là áng thơ cổ Sijo của một kỹ nữ tên là Maehwa (Mai Hoa). Bà đã mượn hình ảnh nhành mai, thể hiện nỗi niềm lưu luyến với chuỗi ngày tuổi trẻ đã qua và thân phận con người lúc về già. 

Như chúng ta đã biết, hoa mai nở trước khi trổ lá. Những bông hoa trắng nhỏ xíu bám trên cành mai gầy guộc khẳng khiu trông thật yếu ớt và đáng thương. Khác với dáng vẻ bề ngoài, mai kiên cường trụ vững trong gió rét và băng giá. Có lẽ vì lý do này mà giới học giả Hàn Quốc xưa kia thêm mến mộ nhành mai. Người đời truyền nhau rằng đại học giả Yi Hwang quý trọng hoa mai đến nỗi lời trăn trối cuối cùng của ông là: “Hãy tưới nước cho cây hoa mai”. Dòng lưu bút này như muốn nhắn nhủ với đời sau rằng theo dòng chảy của thời gian, con người ta được sinh ra rồi trở về trong vòng tay của đất mẹ. Và mong rằng tiết hạnh của con người vững vàng thơm ngát như hoa mai.

Khúc chính ca Gagok Eonyaki(Ngôn ước) dòng Gyemyeon Isudaeyeop dành cho giọng nữ Yeochanggagok, miêu tả tâm trạng hồi hộp thấp thỏm của người con gái chờ đợi người thương đến, và thầm nghĩ tới thân phận mình khi nhìn hoa mai rụng, có đoạn:

Ước hẹn muộn, hoa mai rng ngoài sân

Mong tiếng chim ác là hót báo tin mừng bui sáng

Soi gương sửa dáng vóc cùng y phc


* Giai điệu dân ca “Maehwa Taryeong” (Khúc hát hoa mai) / Song So-hee

* Khúc hát “Maehwaga” (Hoa mai ca) / dàn chính nhạc thiếu niên Ari 

* Khúc chính ca Gagok Eonyaki (Ngôn ước) dòng Gyemyeon Isudaeyeop dành cho giọng nữ Yeochanggagok / Jo Sun-ja

Lựa chọn của ban biên tập