Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Kinh tế

Mỹ chấm dứt miễn trừ cấm vận nhập khẩu dầu thô từ I-ran

#Tiêu điểm kinh tế l 2019-04-29

© YONHAP News

Mỹ dừng miễn cấm vận nhập khẩu dầu thô từ I-ran


Chính phủ Mỹ quyết định không gia hạn miễn cấm vận đối với 8 nước, trong đó có Hàn Quốc, về việc nhập khẩu dầu thô từ I-ran, nhằm tăng cường sức ép tối đa lên quốc gia Trung Đông. Như vậy, từ 0 giờ ngày 2/5 theo giờ Mỹ, 8 nước này sẽ không thể nhập khẩu dầu thô từ I-ran. Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế toàn cầu Kim Dae-ho phân tích quyết định của Mỹ và tác động đối với Hàn Quốc. 


Trong nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã đồng ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế I-ran để đổi lại việc nước này sẽ phá hủy các cơ sở hạt nhân. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã kết luận I-ran chỉ giả vờ đang thực hiện thỏa thuận một cách nghiêm túc và không tuân thủ đúng thỏa thuận, đồng thời phàn nàn về việc chính quyền tiền nhiệm không đưa ra một khung pháp lý để buộc Tehran dỡ bỏ chương trình hạt nhân. Mỹ đã yêu cầu đàm phán lại với I-ran, và tất nhiên là nước Trung Đông không chấp nhận, cuối cùng dẫn đến việc Washington bác bỏ thỏa thuận của chính quyền tiền nhiệm. 


Hàn Quốc sốc trước nguy cơ không được miễn cấm vận


Mục đích đằng sau lệnh cấm nhập khẩu dầu từ I-ran là ngăn chặn nguồn thu chính của quốc gia vùng Vịnh này. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm ngoái, Washington đã miễn trừ trong vòng 180 ngày cho 8 nước, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng, trước động thái án binh bất động của I-ran, ngày 22/4/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố sẽ chấm dứt việc miễn cấm vận, đồng thời cảnh báo các nước đồng minh sẽ phải đối mặt với các lệnh cấm vận của Mỹ nếu tiếp tục giao dịch dầu thô với I-ran. Đây thực sự là một tin sốc đối với Hàn Quốc trong bối cảnh Seoul đã rất nỗ lực để được gia hạn miễn trừ cấm vận. Ông Kim Dae-ho phân tích.


Hàn Quốc hiện đang nhập khẩu 100% dầu thô từ nước ngoài. Đặc biệt, dầu của I-ran được cho là phù hợp với ngành công nghiệp hóa dầu của Hàn Quốc. Ngoài ra, nhiều công ty xây dựng Hàn Quốc đang thâm nhập vào thị trường I-ran và Tehran cũng thường dùng dầu thô để thanh toán các hóa đơn với Seoul. Rõ ràng, việc nhập khẩu dầu thô từ I-ran có nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Mỹ hiểu rõ điều này, và Seoul tin tưởng Washington sẽ xem xét tình huống để đưa ra quyết định phù hợp. Thực tế, cơ quan thương mại và ngoại giao Hàn Quốc đã rất nỗ lực để gia hạn quyết định miễn trừ cấm vận.


Ảnh hưởng đáng kể tới ngành công nghiệp lọc hóa dầu. I-ran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz


Trên thực tế, Hàn Quốc đã và đang giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ I-ran. Năm ngoái, lượng dầu thô nhập khẩu từ I-ran chỉ chiếm 5,2% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Hàn Quốc, giảm mạnh so với con số 13,2% của năm 2017. Tuy nhiên, quyết định của Mỹ sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp lọc hóa dầu của Hàn Quốc, vốn tập trung vào các sản phẩm siêu nhẹ từ dầu thô của I-ran. Đặc biệt, dầu thô của I-ran có nồng độ naphtha cao, vốn là nguyên liệu cơ bản của nhựa và giá khá rẻ. Nếu buộc phải tìm phương án thay thế, các doanh nghiệp Hàn Quốc chắc chắn sẽ bị sụt giảm năng suất và lợi nhuận. Dưới góc độ khác, các ngành công nghiệp đóng tàu và gang thép của Hàn Quốc dự kiến sẽ tận dụng lợi thế của giá dầu tăng, bởi vì giá dầu giảm có thể khiến các đơn đặt hàng giảm, đẩy các doanh nghiệp đóng tàu trong nước vào tình trạng khó khăn. Cụ thể, nếu giá dầu thế giới tăng trong năm nay, các nước sản xuất dầu chính sẽ đặt mua dầu tại các giàn khoan ngoài khơi, kéo theo nhu cầu tàu chở dầu tăng, và ngành thép cũng được cải thiện để cung cấp vật liệt tốt hơn cho ngành công nghiệp đóng tàu. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại giá dầu tăng mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Nhà nghiên cứu Kim Dae-ho giải thích.


Mỹ cho biết mục tiêu của quyết định lần này là đưa xuất khẩu dầu của I-ran về con số không, duy trì áp lực tối đa với Tehran, vì xuất khẩu dầu thô là nguồn cung ngoại tệ duy nhất của nước này. Hiện nay, I-ran đang đứng trước lựa chọn đàm phán lại hay đối đấu với Mỹ. Tuy nhiên, nếu bị đẩy vào chân tường, Tehran có thể đưa ra quyết định cực đoan, theo kiểu “con giun xéo lắm cũng quằn”. Nhiều nhà quan sát lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ lo ngại về khả năng I-ran đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến vận chuyển dầu thô quan trọng của thế giới. Các chuyên gia nhận định giá dầu thế giới có thể tăng gấp ba lần nếu kịch bản này xảy ra.


Lợi ích nhiều mặt của đa dạng hóa nguồn nhập khẩu


Trên thực tế, sau phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cùng ngày, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo của I-ran cảnh báo có khả năng đóng cửa eo biển Hormuz, lối dẫn vào vịnh Ba Tư. Đây là tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Ả-rập Xê-út hay Cô-oét, khi một phần ba nguồn cung dầu thô thế giới đi qua eo biển Hormuz. Trước đây, I-ran thường đe dọa đóng cửa eo biển này mỗi khi căng thẳng với Mỹ leo thang, dù chưa bao giờ thực hiện. Nhưng nếu kịch bản này xảy ra, giá dầu thế giới có thể tăng vọt lên mức 200 USD/thùng. Vì vậy, việc đa dạng hóa nguồn dầu nhập khẩu đối với Hàn Quốc là vô cùng cấp bách. Giám đốc Kim Dae-ho lý giải.


Khi không được nhập khẩu dầu từ I-ran, các nước buộc phải tìm các đối tác khác. Washington muốn các nước này nhập dầu từ Mỹ, một trong những nước xuất khẩu dầu lớn. Trên thực tế, kể từ năm ngoái, Hàn Quốc đã tăng lượng dầu nhập khẩu từ Mỹ, nhiều hơn từ I-ran. Thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ đã dẫn tới mâu thuẫn thương mại giữa hai nước, nên ý tưởng chuyển đối tác nhập khẩu dầu thô từ Trung Đông sang Mỹ là một lựa chọn không tồi. Trên thực tế, Hàn Quốc đã quá tập trung vào nguồn dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Hàn Quốc cần đa dạng hóa các nhà cung cấp dầu thô, đảm bảo nguồn dầu thay thế, không chỉ để đối phó ngắn hạn với việc chấm dứt miễn trừ cấm vận, mà còn giảm thiểu rủi ro kinh tế trong dài hạn.


Giá dầu thế giới hiện được giao dịch ở mức khoảng 70 USD/thùng. Nếu như giá dầu thế giới trong quý I đã tăng do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) đã cắt giảm sản lượng, thì khi rủi ro địa chính trị, cụ thể là lệnh trừng phạt của Mỹ đối với I-ran xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu quý II. Thực tế, tất khó dự đoán diễn biến giá dầu trong những tháng tới. Vì vậy, Hàn Quốc cần phân tích chặt chẽ các nguy cơ tiềm ẩn, đưa ra các đối sách kịp thời.

Lựa chọn của ban biên tập