Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Kinh tế

Chính phủ xem xét mở rộng bảo hiểm tuyển dụng cho mọi đối tượng

#Tiêu điểm kinh tế l 2020-05-18

ⓒ YONHAP News

Tôi sẽ đặt nền móng cho kỷ nguyên bảo hiểm tuyển dụng quốc gia”


Trong bài phát biểu đặc biệt đánh dấu năm thứ ba nhiệm kỳ ngày 10/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Chính phủ sẽ đặt nền móng cho chương trình bảo hiểm tuyển dụng phổ quát, áp dụng với tất cả người lao động. 4 chương trình bảo hiểm phổ biến ở Hàn Quốc là Quỹ hưu bổng quốc gia, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm tuyển dụng, áp dụng cho toàn bộ công dân Hàn Quốc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều “lỗ hổng” trong hệ thống bảo hiểm tuyển dụng do nhiều đối tượng lao động không dễ dàng tham gia bảo hiểm này. Trên thực tế, bảo hiểm tuyển dụng được xây dựng với mục đích trợ cấp thất nghiệp cho người mất việc và hỗ trợ đào tạo việc làm. Trong chương trình bảo hiểm tuyển dụng phổ quát, mọi người lao động đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc. Tại sao Tổng thống Moon Jae-in lại đề cập đến chương trình bảo hiểm tuyển dụng trong bài phát biểu đánh dấu năm thứ ba nhiệm kỳ? Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Chamjoeun Lee In-chul phân tích. 


Bối cảnh đằng sau đề xuất bảo hiểm tuyển dụng quốc gia


Chương trình bảo hiểm tuyển dụng bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 1995. Tiền bảo hiểm do người lao động và chủ sử dụng lao động chi trả theo tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh (vừa làm chủ vừa là nhân viên) lại phải trả gấp đôi. Vấn đề tương tự cũng nảy sinh với các lao động ngành nghề đặc thù như lao động tự do, lao động qua các nền tảng (platform laborer), hay nghệ sĩ. Tính đến tháng 3 năm nay, 13,78 triệu trên 27,78 triệu người lao động Hàn Quốc có bảo hiểm tuyển dụng, chiếm 49,6%. Tức là có chưa tới một nửa số lao động đăng ký bảo hiểm tuyển dụng. Đề xuất mở rộng đối tượng bảo hiểm tuyển dụng là nhằm bảo vệ người lao động các ngành nghề đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề, mất việc làm mà không có trợ cấp thất nghiệp. 


Tài chính là chìa khóa đảm bảo thành công của hệ thống bảo hiểm tuyển dụng quốc gia


Hiện tại, bảo hiểm tuyển dụng không bao gồm hộ kinh doanh và những người thuộc nhóm ngành nghề đặc biệt như nhân viên bán bảo hiểm tư nhân, gia sư, lao động qua ứng dụng như người giao hàng, tài xế dịch vụ chia sẻ xe, lao động tự do và nghệ sĩ. Khoảng một nửa số người lao động đang là “điểm mù” trên hệ thống bảo hiểm tuyển dụng dù cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á những năm 1990, Chính phủ cựu Tổng thống Kim Dae-jung đã giới thiệu Chương trình bảo hiểm sinh kế cơ bản quốc gia. Tương tự, chương trình bảo hiểm tuyển dụng quốc gia cũng được đề xuất nhằm hỗ trợ toàn bộ người lao động khi thất nghiệp, tăng cường mạng lưới an toàn lao động. Ông Lee In-chul lý giải. 


Quỹ bảo hiểm tuyển dụng đã thâm hụt hai năm liên tiếp kể từ năm 2018, với khoản lỗ lên tới hơn 2.000 tỷ won (1,8 tỷ USD). Quỹ chỉ còn 6.000 tỷ won (5,4 tỷ USD) và có thể cạn kiệt trong năm nay. Tất nhiên, tài chính là vấn đề sống còn của quỹ. Hơn một nửa số người mới đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm tuyển dụng là lao động bán thời gian, không chính thức, dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Số người xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng sẽ khiến quỹ bảo hiểm tuyển dụng thêm thâm hụt trầm trọng. Nếu tăng tiền đóng bảo hiểm với nhóm lao động chính thức, biên chế thì lại không công bằng. Do đó, Chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn cho chương trình bảo hiểm tuyển dụng.   


Tính toán mức phí bảo hiểm tuyển dụng đối với lao động đặc thù?


Nhiều người lao động mất việc do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nên trong tháng trước, gần 1.000 tỷ won (820 triệu USD) đã được huy động để chi trả trợ cấp thất nghiệp. Tình hình tài chính sẽ càng thêm trầm trọng nếu bảo hiểm tuyển dụng mở rộng sang cả nhóm người lao động đặc thù. Vấn đề đặt ra là ai sẽ trả phí bảo hiểm cho các đối tượng yếu thế này, và chi trả bằng cách nào. Giám đốc Lee In-chul cho biết.


Người nhặt bóng sân gôn, tài xế dịch vụ, gia sư, nhân viên giao hàng, nhân viên bán bảo hiểm đều thuộc nhóm công việc đặc biệt. Tính đến tháng 10 năm 2018, số lao động trong nhóm này là 2,2 triệu người, chiếm 8,2%. Nếu bảo hiểm tuyển dụng bao gồm cả các đối tượng này, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ra mức phí bảo hiểm cho họ. Với các hộ kinh donah, vấn đề cũng nan giải không kém. Hiện nay, có chưa đến 0,2% hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm tuyển dụng. Với hệ thống hiện tại, nếu tham gia bảo hiểm tuyển dụng, hộ kinh doanh phải tự động tham gia ba chương trình bảo hiểm khác, làm gia tăng gánh nặng tài chính cho họ. Để đảm bảo mức đóng bảo hiểm công bằng, Chính phủ cần xác định nguồn thu nhập chính xác của những người tham gia bảo hiểm và tính toán chi phí dựa trên thu nhập. Rõ ràng đây là bài toán không hề dễ dàng. 


Bảo hiểm tuyển dụng tại các nước khác


Bảo hiểm tuyển dụng đang được tính toán dựa trên tiền lương của người lao động. Với người lao động biên chế, chính thức, vấn đề này khá đơn giản. Nhưng rất khó để nắm bắt thu nhập của các lao động tự do, lao động qua ứng dụng và giới nghệ sĩ không tham gia bảo hiểm. Suy cho cùng, khó có thể giải quyết vấn đề bảo hiểm tuyển dụng quốc gia nếu không đại tu hệ thống liên quan. Hàn Quốc có thể tham khảo cách vận hành bảo hiểm tuyển dụng của các nước khác, đặc biệt là những nước châu Âu. Giám đốc Lee In-chul phân tích bài học từ các nước khác. 


Nhiều nước trên thế giới đã tìm cách mở rộng bảo hiểm tuyển dụng cho nhiều nhóm đối tượng. Trong cuộc khủng hoảng đo đại dịch COVID-19 kéo dài, đảm bảo an toàn việc làm cho các hộ kinh doanh và lao động tự do càng trở nên cấp bách. Các nước châu Âu đang cố gắng đưa thêm nhiều người lao động vào chương trình bảo hiểm tuyển dụng. Pháp có thể là một hình mẫu cho Hàn Quốc. Trước đây tại Pháp, cả người lao động và chủ sử dụng lao động phải trích một phần thu nhập đưa vào bảo hiểm tuyển dụng. Tuy nhiên, hệ thống này đã bị bãi bỏ từ năm 2018. Theo đó, chủ sử dụng lao động phải trả 100% chi phí bảo hiểm tuyển dụng, và người lao động sẽ đóng góp các khoản an sinh xã hội thay thế. Ở Đức có hai loại trợ cấp thất nghiệp. Hệ thống đầu tiên do cả người lao động và chủ sử dụng lao động đóng góp, còn hệ thống thứ hai được huy động từ tiền thuế. Tất cả người lao động có thể được nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian không xác định. Đan Mạch lại áp dụng hệ thống bảo hiểm tuyển dụng dựa trên thuế của người lao động có thu nhập. Các nhà phân tích cho rằng Hàn Quốc cần đơn giản hóa hệ thống liên quan.

Lựa chọn của ban biên tập