Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Thể loại chính ca Gasa trong dòng âm nhạc chính ca Jeongga của Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-02-20

Âm điệu ngàn xưa


Sắc thái nhẹ nhàng lãng mạn của thể loại chính ca Gasa

Chính ca (Jeongga) là lối hát được giới phong lưu xưa kia ở Hàn Quốc ưa thích. Chính ca (Jeongga) được chia thành ba dòng là thơ phổ nhạc Gagok, Sijo và Gasa. Trong đó, Gasa là dòng vừa hát vừa có ca từ dài hơn hai dòng Gagok và Sijo. Tới nay, dòng chính ca thơ phổ nhạc Gasa vẫn còn lưu truyền được 12 khúc ca như Suyangsanga (Thủ Dương sơn ca), Cheosaga (Xử sĩ ca), Baekgusa (Bạch âu từ)…, lột tả khao khát rời bỏ thế tục đa đoan để tận hưởng cuộc sống an nhiên tự tại giữa vòng tay thiên nhiên của giới học giả. Rồi khúc ca Hwanggyesa (Hoàng kê từ) kể chuyện lòng người thấp thỏm những tưởng người thương tìm tới mỗi khi chú gà trống vàng trên bức tranh tường gáy ò ó o. Hay khúc ca Maehwaga (Mai hoa ca) được người xưa ngân nga khi ngắm những nhành mai nở rộ trong tiết xuân. Khúc chính ca Gasa có tiêu đề Chunmyeongok (Xuân miên khúc) được mở đầu bằng đoạn:

Nắng xuân ấm nhoài mình rời chỗ

Kẽo kẹt cổng tre hé mở dòm

Hoa ngoài hiên chợt bừng nở rộ

Mơn chớn cánh bướm lượn vòng quanh


Xưa kia ở Hàn Quốc, người ta thường mượn hình ảnh bướm vờn hoa để ám chỉ tình yêu đôi lứa. Có lẽ, người học giả trong khúc hát cũng đang nóng lòng muốn đi tìm một nửa của chính mình. Bài ca có nội dung rằng: bên bờ sông rủ kín bóng liễu một ngày xuân, một học giả uống vài ba chén rượu thay cơm, cưỡi bạch mã quất roi thong dong tìm chốn vui thú. Không biết là say hơi men hay say hương xuân mà chàng đã phải lòng cô gái bên cánh cửa mở hé ngay từ cái nhìn đầu tiên. 


Có lẽ hát kể chuyện đời đã từng là nguyện ước của người xưa. So với sự khắt khe trong dòng chính nhạc Gagok cùng phần đệm của các loại đàn huyền cầm và nhạc khí ống, thì Gasa có phong cách nhẹ nhàng hơn với nhạc khí đệm đơn giản chỉ cần sáo trúc ngang lớn Daegeum hoặc đàn nhị Haegeum. Song do lời ca dài pha trộn nhiều chữ Hán, nên đây là loại hình âm nhạc mà người thời nay khó tiếp cận. Gần đây, các nghệ sĩ âm nhạc truyền thống trẻ tuổi đang có chiều hướng đổi mới và đưa dòng âm nhạc này tới gần hơn với giới trẻ Hàn Quốc. Ví như ca nương Ji Min-ah, nghệ sĩ sáo trúc Piri Lee Na-yeon, nghệ sĩ đàn tranh Ajaeng Kim Yoo-na của nhóm nhạc Modern Gagok trình diễn nhạc phẩm Chunmyeongok (Xuân miên khúc) có tiểu đề “Ohue keopi” (Tách cà phê chiều) theo lối truyền thống và phụ họa bằng phần âm nhạc nhẹ nhàng, khiến người nghe cảm thấy như đang cùng bè bạn vui thú bên tách cà phê trong chiều xuân.


Đôi nét v chính ca Gasa Eobusa (Ngư ph t)

Chính ca Gasa Eobusa (Ngư phủ từ) được biến tấu mới thành “Eoongeui Ggum” (Giấc mơ của ngư ông). Trong thơ ca cổ ở Hàn Quốc, ngư phủ là những người hiền tài rời xa thế tục đa đoan về sống ẩn dật, bầu bạn cùng thiên nhiên. Chính ca Gasa Eobusa (Ngư phủ từ) có đoạn: 

Xóm vng ven sông, ông già râu tóc bc

Sng bên sông hơn trên núi bi phn

Thuyn đi, ơi hi thuyn ri bến

Sóng đêm ri đi, sóng ngày dn đến 


Trong ca từ, một ông lão râu tóc bạc phơ không hiểu vì cớ chi mà tới sống đơn côi bên sóng nước. Ông cũng đã từng có thời tóc xanh với biết bao hoài bão. Rời xa thế sự hỗn tạp để thả hồn tự do tự tại giữa thiên nhiên vẫn là ước ao của con người trong xã hội hiện đại, cũng chính là nội dung mà nhạc phẩm “Eoongeui Ggum” (Giấc mơ của ngư ông) đề cập tới. Sống thế này cũng là một đời người, thế kia cũng là một đời người. Nhưng sống sao cho đáng sống lại là một việc không hề dễ dàng. 


* Khúc chính ca Gasa Chunmyeongok (Xuân miên khúc) / Lee Jun-ah

* Nhc phm Chunmyeongok (Xuân miên khúc) vi tiu đ “Ohue keopi (Tách cà phê chiu) / nhóm nhc Modern Gagok 

* Nhạc phẩm “Eoongeui Ggum” (Giấc mơ của ngư ông) / nhóm nhạc Jeonggaakhoe 

Lựa chọn của ban biên tập