Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Thể loại Jeongak (Chính nhạc) trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-06-26

Âm điệu ngàn xưa


Hình thức tấu nhạc Jeongak truyền thống ở Hàn Quốc

Chính nhạc Jeongak mà giới học giả xưa kia ở Hàn Quốc ưa thích được lưu truyền tới ngày nay là những nhạc phẩm thường được tấu bằng các loại nhạc cụ như đàn tranh 12 dây Gayageum, đàn tranh 6 dây Geomungo, đàn nhị Haegeum, sáo trúc ngang lớn Daegeum, sáo trúc dọc Piri, trống phong yêu Janggu. Trên thực tế, rất hiếm khi nhạc khí thổi và nhạc cụ dây cùng hòa tấu một bản nhạc, vì còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của người mời nhạc gia và khuôn viên chơi nhạc. Chính vì vậy mà Jeongak (Chính nhạc) có thể được diễn tấu đơn lẻ hay cùng hòa tấu với hai, ba nhạc gia khác. Không gian âm nhạc cũng trầm bổng tùy theo loại nhạc cụ được diễn tấu, hợp khúc hay đơn khúc. 


Các loại sáo trúc của Hàn Quốc và hình thức biểu diễn

Sáo trúc dọc Piri của Hàn Quốc có ba loại. Tiếng sáo mà chúng ta vừa được nghe là sáo trúc hương Hyangpiri. Sáo trúc hương Hyangpiri nhỏ cỡ ngón tay và dài khoảng 25 cm. Sáo trúc hương Hyangpiri là loại nhạc khí thường được dùng để độc tấu âm nhạc phong lưu, đệm nhạc cho hát dân ca Minyo hoặc múa hát lên đồng Gut. Sáo trúc dọc Piri có thân nhỏ hơn sáo trúc hương Hyangpiri là sáo trúc tế Sepiri, loại nhạc khí thường được dùng để diễn tấu trong khán phòng. Ngoài ra, còn có sáo trúc đường Dangpiri, đây là loại nhạc khí thường được diễn tấu tại các buổi biểu diễn âm nhạc trong cung đình.

Nhạc phẩm Cheongseongjajinhanip còn có tên gọi tắt là Cheongseonggok (Thanh thanh khúc). Ở đây “thanh thanh” có nghĩa là “âm thanh cao”. Còn “Jajinhanip” có nghĩa là thi xướng chính nhạc Gagok. Vậy nên, Cheongseongjajinhanip là chính nhạc Gagok biến tấu bằng phần đệm nhạc âm thanh cao. Trong chính nhạc Gagok, phần cuối mang tiêu đề Taepyeongga (Thái bình ca) là phần được ca khách nam và nữ đồng ca. Trên thân sáo trúc ngang lớn Daegeum có huyệt dán màng Cheonggong mà màng dán Cheonggong được làm bằng ruột cây sậy. Đây chính là yếu tố tạo nên âm sắc độc đáo của sáo trúc ngang lớn Daegeum. 


Những người đã quen với âm thanh của các loại nhạc khí ống phương Tây như sáo Flute hay sáo dọc Recorder khi mới nghe âm thanh rung màng dán Cheonggong của sáo trúc ngang lớn Daegeum thì sẽ thấy hơi ngang tai, nhưng một khi đã quen với âm thanh này thì sẽ thấy hụt hẫng khi nghe tiếng sáo không có màng dán Cheonggong. 

Đàn tranh 6 dây Geomungo âm vang ngắn nên khi độc tấu những nhạc phẩm có âm điệu chậm như nhạc phẩm Suyeonjangjigok (Thọ duyên trường chi khúc), thì các nốt nhạc nghe gẫy gọn. Suyeonjangjigok (Thọ duyên trường chi khúc) còn có tên gọi khác là Dodeuri hay Mitdodeuri. Dodeuri có khuông nhạc 6 nhịp, mỗi nhịp một âm, nên nhạc phẩm Dodeuri được tấu bằng đàn tranh 6 dây Geomungo nghe sẽ rất đơn điệu. Thế nhưng, chính cái cảm giác đơn điệu này lại tạo nên bản sắc độc đáo và đẳng cấp cao quý của đàn tranh 6 dây Geomungo. Người đời truyền nhau rằng các học giả xưa kia ở Hàn Quốc cho dù có không biết tấu đàn tranh 6 dây Geomungo đi chăng nữa, thì trong thư phòng của họ vẫn cứ treo cây đàn tranh 6 dây Geomungo. 


* Nhạc phẩm “Sangryeongsan Puri” (Thượng linh sơn) / Jeong Jae-guk (sáo trúc dọc Piri)

* Nhc phm Cheongseongjajinhanip / Yoon Byeong-cheon (sáo trúc ngang ln Daegeum)

* Nhạc phẩm Suyeonjangjigok (Th duyên trưng chi khúc) / Lee Oh-gyu (đàn tranh 6 dây Geomungo)

Lựa chọn của ban biên tập