Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Giới thiệu thân thế và tài năng của ca khách Namhak thời hậu Joseon

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-07-24

Âm điệu ngàn xưa


Ngoại hình xấu xí của ca khách Namhak

Cuối thời Joseon ở Hàn Quốc, nhà lý luận môn hát kể chuyện Pansori Shin Jae-hyo(1812-1884) đã đề cập tới 4 điều kiện thiết yếu để trở thành một danh hài (thời đó gọi là anh Hề) Gwangdae. Một là ngoại hình, hai là khả năng về ca từ, ba là âm giọng và bốn là khả năng lôi cuốn khán thính giả. Người đời thường nghĩ rằng kẻ theo nghiệp hát ca chỉ cần hát hay là được, nhưng nếu là người có ngoại hình bắt mắt, chau chuốt nuột nà vẫn thường được khán thính giả yêu thích hơn. Đó dường như là một lẽ đương nhiên. Thế nên, tại các buổi công diễn, các ca khách cũng thường chú trọng hơn tới phần ngoại hình. Vào thời hậu Joseon, có một ca khách nổi tiếng vì ngoại hình xấu xí tên là Namhak. Người này có gương mặt xấu đến nỗi bị ví giống như mặt nạ bốn mắt Bangsangsi. Vốn được dùng trong các nghi thức xua đuổi ma quỷ trong các lễ hội cung đình hay trên đường vi hành của các vị quân vương, nên chắc chắn mặt nạ 4 mắt Bangsangsi phải có diện mạo xấu xí và tà ác hơn cả tạp quỷ. Người đời truyền nhau rằng Namhak có ánh mắt giống như chó dại, chiếc mũi sư tử to bành, râu thì như con dê già, còn bàn tay sần sùi như chân gà. Namhak xấu tới mức lũ trẻ trong xóm giật mình khóc thét khi nhìn thấy. Xấu xí là vậy, nhưng Namhak lại có âm giọng mượt mà hơn cả ca khách nữ. 


Âm giọng mượt mà hiếm có của ca khách Namhak

Một học giả dưới thời hậu Joseon có tên Yi Ok đã lưu lại những dòng tâm tưởng sau khi được nghe âm giọng mượt mà uyển chuyển của Namhak, rằng: tiếng hát giống như làn gió nhẹ giữa ngày đẹp trời, như tiếng hót ríu rít lanh lảnh của chú vàng anh trong bụi mận gai, như tiếng gió nhẹ lướt qua mái hiên thủy tinh thức tỉnh lòng người trong hơi men giữa đêm trăng thanh vắng. Nếu nghe văng vẳng từ xa, người nghe sẽ như bị hút hồn, như đang đứng trước mỹ nữ tuyệt đỉnh giai nhân của thế gian. 

Tuy sống trong bể quan niệm ngặt nghèo khắt khe của xã hội phong kiến đương thời, nhưng Namhak đã phát huy được những điểm khác người của mình để thành lợi thế độc đáo riêng. Ông không ngại ngần việc để các kỹ nữ chốn kinh thành Hanyang (Hán Dương: tên gọi cũ của thủ đô Seoul) hát về vẻ ngoài xấu xí cũng như tài năng ca hát của mình. 


Truyện kể rằng một ngày nọ, Namhak cùng tri kỷ họ Kim định chơi khăm   đám kỹ nữ. Namhak giả gái ngồi trong phòng tối, còn tri kỷ họ Kim thì gọi đám kỹ nữ vào khán phòng này. Namhak cất tiếng hát khiến cho đám kỹ nữ mê mẩn tâm hồn, cứ thế tiến tới gần, quỳ gối và trao cho ông chiếc khăn tay như những chị em thân thiết. Lúc đương thời, kỹ nữ vốn là những người chuyên ca hát nhảy múa, thế mà họ vẫn phải thẫn thờ mê mẩn trước âm giọng của Namhak, đủ cho biết âm giọng của ông nuột nà uyển chuyển tới mức độ nào. Khi Namhak đã chinh phục được các kỹ nữ bằng 20 ca khúc thì lúc này tri kỷ họ Kim mới vào phòng và thắp sáng ngọn nến. Khi nhìn thấy gương mặt của Namhak, người thì rú lên khóc nức nở, kẻ thì thẫn thờ như người mất hồn. Đám kỹ nữ thì rụng rời chân tay, còn những người được nghe kể về câu chuyện này lại ôm bụng cười nắc nẻ. Không hiểu tâm trạng của Namhak thế nào mà ông lại không chút ngần ngại cho người đời biết về cái vẻ ngoài xấu xí của mình. 


* Nhạc phẩm “Sarang Geojeutmari” (Tình yêu, lời nói dối) nhạc phim Haeeohwa (Hoa giải ngữ) / Han Hyo-ju 

* Khúc hát mi rưu “Kwonjuga - Hanjanhae (Mt chén nhé) /nhóm nhc Modern Gagok

* Khúc hát “Neulgeun Galdaeeui Dokbaek” (Lời tự sự của cọng lau già) / Kim Na-ri 

Lựa chọn của ban biên tập