Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Sức mạnh của âm nhạc

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-08-28

Âm điệu ngàn xưa


Nhà sư Yeongjae(Vĩnh Tài) và âm nhạc Hyangga(Hương ca)

Vào khoảng thế kỷ thứ VIII dưới thời Silla thống nhất ở Hàn Quốc, có một nhà sư tên là Yeongjae (Vĩnh Tài). Ông nổi tiếng là người hài hước và có tài sáng tác cũng như hát nhạc Hyangga (Hương ca). Lúc về già, nhà sư Yeongjae tính lên núi ở ẩn. Nhưng trên đường đi, ông đã gặp một toán 60 tên cướp. Nhìn thấy nhà sư Yeongjae, bọn cướp liền đòi ông sáng tác và hát một khúc Hyangga. Nhà sư liền hát rằng:

Lòng người đâu nhìn thấy

Nay ta vào núi sâu

Anh hùng hảo hán bắt ta ở lại thế gian

Lòng này thảng thốt chăng

Buông đao kiếm nghe lời Phật dạy

Thiện nghiệp là đây! Ôi, vẫn xa!


Nghe xong khúc hát, toán cướp cảm động quá nên mang lụa là ra biếu nhà sư Yeongjae. Thấy vậy, nhà sư liền từ chối và nói rằng: tôi được biết vật chất là nguyên nhân cơ bản đưa con người đến địa ngục. Giờ tôi lên núi ở ẩn đâu cần những thứ này”. Hành động của nhà sư Yeongjae đã cảm hóa toán cướp, khiến chúng vứt bỏ đao kiếm và theo nhà sư lên núi ở ẩn. 


Người Hàn Quốc xưa có câu “cho dù có bị hổ bắt mà minh mẫn, tinh khôn, thì vẫn có thể giữ được mạng sống”. Nhà sư Yeongjae là một điển hình tiêu biểu trong việc hiện thực hóa luận ngữ này. Không những thế, ông còn dùng câu ca tiếng hát để cảm hóa toán cướp hung bạo.


Nhc gia Yi Su và tài ngh thi sáo ngc Okjeok

Vào thời Joseon ở Hàn Quốc, người ta còn kể cho nhau nghe câu chuyện về một hảo hán nghĩa khí có tên là Im Ggeok-jeong và nhạc gia thổi sáo ngọc Okjeok Yi Su, hiệu là Dansansu (Đan Sơn Thủ). Im Ggeok-jeong là người sống dưới triều vua Myeongjong (Minh Tông: 1545-1567). Thời đó, tình trạng mất mùa đói kém kéo dài dòng dã mấy năm liền. Người dân thường thì đói khổ, còn tầng lớp quan lại thì không ngừng vơ vét của dân một cách không thương tiếc. Trước tình cảnh này, Im Ggeok-jeong đã cùng toán cướp của mình đi cướp thóc gạo của nhà giàu, đem chia cho dân nghèo. Thế nên, trong khi triều đình ra sức lùng bắt Im Ggeok-jeong thì người dân lại đứng về phía Im Ggeok-jeong. Đúng lúc này, Yi Su bị bè đảng Im Ggeok-jeong bắt giữ khi ông đang trên đường đi tới tỉnh Hwanghae (nay thuộc Bắc Triều Tiên). Yi Su bị đưa vào rừng sâu, dẫn tới trước một căn chòi lớn. Ở đó, Im Ggeok-jeong thật hùng dũng lẫm liệt trong trang phục lụa đỏ, ngồi trên ghế đỏ, xung quanh là cả toán cướp được trang bị binh khí. Thấy Yi Su, Im Ggeok-jeong liền cất tiếng hỏi rằng: “Ngươi có phải là Dansansu, kẻ thổi sao ngọc nổi danh khắp kinh thành không?” Sau câu nói của Im Ggeok-jeong, Yi Su đành phải lôi cây sáo ngọc Okjeok ra thổi vài bài. Chẳng rõ khi đó Dan San-su đã thổi nhạc phẩm nào, nhưng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy thì có lẽ tiếng sáo của ông là rất buồn và ai oán. 


Cho dù là uy thế oai phong lẫm liệt, có đại bản doanh trong rừng sâu núi thẳm, quan quân triều đình chẳng tài nào đả động đến được, nhưng với thân phận là một tên cướp, nếu không lật đổ triều đình mà lên ngôi vua, thì “chẳng chóng thì chầy” Im Ggeok-jeong cùng bè đảng cũng sẽ bị tiêu diệt. Trong tình cảnh như vậy, nên khi nghe tiếng sáo da diết buồn sầu của Yi Su, hảo hán lẫy lừng thiên hạ Im Ggeok-jeong đã không cầm nổi nước mắt. Nghe dứt bản nhạc, Im Ggeok-jeong rót mời Yi Su vài ba chén rượu, rồi sai thủ hạ đưa ông xuống núi, tới tận con đường cái lớn. Trong sử ký của vương triều Joseon viết: “Im Ggeok-jeong và bè đảng là lũ vô đạo, cướp của giết không nương tay”. Thế nhưng trên thực tế, chính đám quan quân vô lại mới là bè lũ ô lại đã đẩy người dân vào cõi lầm than, khiến họ cực chẳng đã đành phải rời bỏ quê sống mà lang bạt và trở thành kẻ cướp. Có lẽ, đối với những con người cùng cực này thì Im Ggeok-jeong chẳng khác nào một vị cứu tinh. Tiếng sáo ngọc Okjeok của Yi Su đã cảm kích tâm hồn khô sạn của Im Ggeok-jeong. Tài thổi sáo Okjeok của Yi Su tuy đã rất ưu tú, nhưng giá mà ông cũng có sự sáng suốt như nhà sư Yeongjae, thì có lẽ đã thay đổi được cuộc đời của hảo hán Im Ggeok-jeong và đồng đảng.


* Nhạc phẩm Sangryeongsan (Thượng linh sơn) / Park Gyeong-hun (cải biên), Seong Eui-shin (đàn nhị Haegeum), Ha Ga-yeong (đàn tranh 12 dây Gayageum), Park Jae-rok (Sitar)

* Nhc phm Chumsanjo / Won Jang-hyeon và nhóm ph ha

* Khúc hát “Thế giới cát bụi cuộc đời sương giá”/ Jang Sa-ik 

Lựa chọn của ban biên tập