Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc thời hiện đại

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-09-04

Âm điệu ngàn xưa


Những ca khúc nổi tiếng thời Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Hàn Quốc

Chắc nếu là người Hàn, các bạn sẽ nhớ một đoạn phim quảng cáo trên truyền hình với sự xuất hiện của danh ca Park Dong-jin nói rằng “Đồ mình là đồ tốt”. Cùng với đó, khúc hát “Sintoburi” (Thân thổ bất nhị) trong đoạn quảng cáo cũng đã từng rất nổi tiếng. Việc đoạn quảng cáo cực kỳ ăn khách chứng tỏ, tới thời điểm đó, người Hàn Quốc vẫn chưa coi trọng sản phẩm được sản xuất tại chính Tổ quốc mình. Giờ đây, chẳng cần quảng cáo thì người Hàn ưa dùng đồ Hàn và nhận thức đúng đắn về giá trị văn hóa ưu việt của quốc gia mình. Thế nhưng, vẫn còn rất ít người có thể dẫn giải được về điều này, phân biệt được cái ưu việt cùng sự khác biệt trong văn hóa nước nhà. Vậy nên những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống vẫn luôn đau đáu rằng “Làm thế nào để cho đông đảo người dân trong xã hội có thể biết tới và cảm nhận được về nền âm nhạc ưu việt này?”. Họ vừa băn khoăn về việc làm sao để thúc đẩy và phát triển nền âm nhạc truyền thống quốc gia, vừa không ngừng sáng tạo ra các nhạc phẩm mới. 


Nói đến nhạc phẩm “Saeui Chanmi”, người Hàn Quốc sẽ liên tưởng ngay tới Yoon Sim-deok. Yoon Sim-deok là nữ ca sĩ Hàn Quốc đầu tiên của dòng nhạc opera, nhưng người Hàn Quốc lại nhớ đến như là người hát khúc “Saeui Chanmi” và cũng là người đem lòng yêu thương một người đàn ông đã có gia đình. Trên nền giai điệu valse mang tên con sóng gợn lên trên sông Danube, Yoon Sim-deok đã viết lời và thể hiện khúc ca “Ngợi ca cái chết”. Khúc hát có đoạn:

Đời mải miết trên đồng không mông quạnh

Đích của ngươi là đâu vậy đời ơi?

Thế gian khổ hạnh đầy hiểm ác

Ngươi lục tìm chi giữa cõi này?


Yoon Sim-deok ghi âm bài hát này ở Nhật Bản. Trên con tàu quay trở về Hàn Quốc, bà và người đàn ông đã yên bề gia thất có tên là Kim Wu-jin đã cùng tự vẫn. Thời bấy giờ, đĩa hát của Yoon Sim-deok đã bán ra được hơn 100.000 bản. Nghệ sĩ Lee Jeong-pyo là người đã sưu tầm 12 ca khúc nổi tiếng thời kỳ bán đảo Hàn Quốc bị đế quốc Nhật Bản đô hộ. Bà đã trực tiếp cải biên, diễn tấu đàn tranh Gayageum 25 dây và hát các ca khúc này, đồng thời cho xuất bản một đĩa hát mang tên “Kyungsung Saloon” (Phòng khách Gyeongseong). Bà cũng đã tái bản các ca khúc quen thuộc như “Mokpoeui Nunmul” (Nước mắt của Mokpo) của Lee Nan-yeong, “Ggotcheul Japgo” (Nắm hoa) của Seonu Il-seon, “Hwangseong Yetteo Gateun” (Đất hoàng thành xưa) của Lee Aerisu. Khúc hát “Woljeongmyeong” (Nguyệt Chính Minh) có đoạn:

Đêm trăng sáng neo thuyền trên mặt nước

Thấy trời đêm nằm trọn dưới đáy sông

Vầngtrăng khuya phủ trắng khắp bầu trời

Tiên Đông ơi, vớt trăng ta chơi nhé!


Các nhóm nhạc truyền thống và thành tựu âm nhạc

”Mặt trăng thứ hai” là một nhóm nhạc trẻ, mang phong cách âm nhạc dân gian châu Âu. Đây cũng là nhóm nhạc có nhiều sáng tác phù hợp với thị hiếu âm nhạc của người Hàn Quốc trên nền âm nhạc dân gian của châu Âu. Năm 2014, trong dịp tham dự lễ hội âm nhạc Yeourak (tên viết tắt của câu có nghĩa là “Âm nhạc của chúng ta), nhóm ”Mặt trăng thứ hai” đã gặp gỡ và giao lưu với giới âm nhạc hát kể chuyện Pansori. Năm 2016, nhóm đã kết hợp với nghệ sĩ Kim Jun-su và Go Yeong-yeol của dòng nhạc hát kể chuyện Pansori, chế tác đĩa nhạc Chunhyangga (Xuân Hương ca) và được nhận giải thưởng tiết mục nhạc Jazz & Crossover xuất sắc tại Lễ trao giải Âm nhạc đại chúng Hàn Quốc. Năm 2018, nhóm tiếp tục kết hợp với danh ca dân ca Gyeonggi Song So-hee tạo ra đĩa nhạc Modern Minyo (Dân ca hiện đại). Còn sang năm nay thì nhóm cho ra mắt một đĩa nhạc mang tên Paldoyuram (Du lãm bát tỉnh), với đa phong cách truyền thống như hát thơ cổ Sijo, hát kể chuyện Pansori, dân ca Minyo…v.v... Hy vọng, nhóm nhạc ”Mặt trăng thứ hai” sẽ để lại nhiều dấu ấn âm nhạc truyền thống có giá trị. 

Tiếp sau đây, “Âm điệu ngàn xưa” xin giới thiệu quý vị nhóm nhạc Jambinai được thành lập năm 2010 với 3 thành viên là nghệ sĩ sáo trúc và đàn ghi ta Lee Il-wu, nghệ sĩ đàn tranh 6 dây Geomungo Sim Eun-yong, nghệ sĩ đàn nhị Haegeum Kim Bo-mi. Giờ đây, nhóm nhạc này có thêm một tay trống và một tay ghi ta nữa. Phong cách âm nhạc của nhóm được gọi là “nhạc truyền thống metal rock”.  


* Khúc hát “Saeui Chanmi” (Ngợi ca cái chết) / Lee Jeong-pyo 

* Khúc hát “Woljeongmyeong” (Nguyệt Chính Minh) / Ha Yoon-ju (hát), nhóm “Mặt trăng thứ hai”

* Khúc hát “Onda” (Đang đến) / nhóm nhạc Jambinai

Lựa chọn của ban biên tập