Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Thần thoại dựng nước và sáng tạo muôn loài

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-10-02

Âm điệu ngàn xưa


Thần thoại dựng nước Dangun

Hwanung (Hoàn Hùng) là con của thần nhà trời Hwanin (Hoàn Nhân). Tuy nhiên, do không phải là con trưởng, nên Hwanung phải tự khai phá lãnh địa của mình. Vốn quan tâm tới người dân dưới hạ giới, nên Hwanung đã dẫn theo đoàn tùy tùng 3.000 người xuống rừng cây Sindan (Đàn hương) thiêng trên đỉnh núi Taebaek (Thái Bạch). Thấy vậy, vua cha Hwanin liền trao cho con trai Hwanung ba bảo bối Cheonbuin (Thiên phù ấn) là kiếm, gương và chuông. Có người còn truyền rằng Cheonbuin ở đây là thần gió Pungbaek (Phong bá), thần mưa Wusa (Vũ sư) và thần mây Wunsa (Vân sư). Ở hạ giới, Hwanung dạy cho con người 360 công việc để sinh sống, từ gieo trồng ngũ cốc, trị bệnh tật, thực hiện hình phạt đến những điều thiện ác. Lúc đó, những loài thú dữ như hổ và gấu cũng tìm tới cầu khẩn Hwanung cải hóa chúng thành loài người. Thương hổ và gấu, Hwanung nói với chúng rằng hãy nhẫn nại ăn ngải cứu, tỏi và ở trong hang núi 100 ngày để biến thành người. Hổ không chịu nổi nên bỏ cuộc, còn gấu thì nhẫn nại tu luyện đủ 100 ngày, biến thành một người con gái xinh đẹp. Cô gái này kết hôn với Hwanung và sinh hạ được Dangun (Đan Quân), người gây dựng nên triều đại Gojoseon (Triều Tiên cổ), nhà nước tập quyền đầu tiên của Hàn Quốc. Người Hàn Quốc coi ngày mùng 3 tháng 10 dương lịch là ngày Gaecheon, âm hán là “khai thiên” tức “mở trời”, kỷ niệm ngày thần Hwanung rời nhà trời giáng thế, gây dựng đất nước Gojoseon. 


Niềm tin vào thần linh thể hiện qua các khúc hát dân gian

Loài người đã xuất hiện trên cõi đời này tự bao giờ và như thế nào, luôn là câu hỏi lớn đối với nhân loại. Ngày nay, chúng ta có “Thuyết Big Bang” (Vụ nổ lớn) hay “Thuyết tiến hóa” (của Darwin) để lý giải điều này. Nhưng xưa kia, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người lý giải về nguồn gốc của mình bằng những câu truyện thần thoại theo trí tưởng tượng. 


Dòng nghệ thuật múa hát lên đồng của đảo Jeju, kế thừa khá nhiều thần thoại cổ. Trong số đó, có thể kể đến “Cheonjiwang Bonpuri” (Thần thoại Thiên địa vương). Điệu múa hát lên đồng Gut về thần thoại này được bắt đầu bằng nội dung giới thiệu nơi tiến hành giai điệu Gut, và ông đồng bà cốt ngâm nga giai điệu ngênh đón thần linh trong nghi lễ Chogamje (Sơ cảm tế). Truyền rằng ở thuở sơ khai, trời và đất dính liền nhau. Trời được mở ra năm Giáp tý , tháng Giáp tý và giờ Giáp tý. Còn đất được mở ra năm Ất sửu, tháng Ất sửu và giờ Ất sửu. Tại thời điểm này, trời tuôn ra dòng nước xanh, còn đất tuôn ra dòng nước đen. Hai dòng nước gặp nhau và vạn vật trên thế gian được hình thành ở đó. Khi ấy, Cheonjiwang (Thiên địa vương) của nhà trời xuống địa giới ăn nằm với phu nhân Chongmaeng (Tông Mệnh), rồi lại quay về trời. Không lâu sau, phu nhân Chongmaeng sinh hạ được hai người con trai là Daebyeolwang (Sao lớn) và Sobyeolwang (Sao nhỏ). Khi khôn lớn, hai người con đi tìm cha đẻ là Cheonjiwang. Cheonjiwang giao cho con trai cả Daebyeolwang trị vì Dương gian, còn trai thứ Sobyeolwang cai quản Âm phủ. Thế nhưng, người em Sobyeolwang đã lừa dối anh trai Daebyeolwang để giành quyền trị vì Dương gian. Thuở đó, Dương gian vô cùng phức tạp. Mỗi ngày có hai Mặt trời và hai Mặt trăng mọc lặn. Muôn loài lại đều nói tiếng người, nên không thể phân biệt nổi. Giữa con người với con người cũng xảy ra biết bao điều phiền toái, phức tạp. Không có cách nào khác, người em Sobyeolwang đành phải cầu cứu người anh Daebyeolwang tháo gỡ khó khăn, giải quyết vấn đề. Người anh Daebyeolwang đã giúp em sắp xếp lại tôn ti trật tự của muôn loài, trừ loài người. Thế nên, cho tới giờ, thế giới loài người vẫn phức tạp ngổn ngang những điều thiện ác. 


Khúc hát Boreom (Báo niệm) cầu nguyện phúc lộc cho dân tộc, quốc gia. Boreom là tên gọi tắt của từ “Bosi Yeombul”, tiếng Hán là “Báo thí niệm Phật”, tức là nhờ sự từ bi của đức Phật, mà nước nhà yên ổn, người dân được sống yên bình. Xưa kia ở Hàn Quốc, chùa chiền là địa bàn hoạt động chính của các cánh biểu diễn nghệ thuật Sadangpae. Họ thay nhà sư đi khắp các xóm làng xin đồ bố thí của thiên hạ. Những lúc này, bài hát đầu tiên mà họ hát là khúc Boreom, vừa có hàm ý nói với người dân rằng họ là người nhà chùa, vừa cầu khấn phúc lộc cho gia chủ. Sau đó, màn trình diễn trò chơi truyền thống sẽ làm tăng thêm không khí phấn chấn cho mọi người. Khúc hát được khởi đầu bằng câu:

Công đtu hành lan t hi

Quay lbên ta ưmãn tuyn


Và câu cầu nguyện cho Quân vương cùng bách dân thượng thọ, bình an, rằng:

Quân vương đih th vtuế

Vương phi đih th t thiên


* Nhạc phẩm Sujecheon (Thọ tề thiên) /  Dàn chính nhạc Trung tâm âm nhạc truyền thống quốc gia         

Khúc hát lên đng “Cheonjiwang Bonpuri” trong dòng ngh thut múa hát lên đng  đn Chilmeori ti đo Jeju (Jeju chilmeoridang yeongdeunggut) / Kim Yun-su

* Khúc hát Boreom (Báo niệm) / Kim Su-yeon

Lựa chọn của ban biên tập