Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Con gái và mẹ, và... (Lim Soon-deuk)

2019-11-19

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


 “Con gái tôi thì sao? Nó có gì không tốt chứ? Làm gì cũng nhanh nhẹn, tháo vát. Bây giờ kiếm được đứa như nó khó lắm đấy!” 

Người mẹ lúc nào cũng có niềm tin vô tận vào con gái mình. Niềm tin ấy là tư tưởng tiến bộ nhưng không hề khoa trương, và cũng đanh thép hơn mọi chân lý nào trên thế gian này!


“뭐 내 딸이 어디가 어쨌단 말인가.

일~ 잘 하겠다~ 요즘 세상에 어디가도 안 빠지지~” 

이렇게 어머니는 당신 딸에게 한하여서 자신만만하고

더욱이 지극히 소박한 진보적인 사상을 가져

일체의 인습도 뛰어넘게 되는 것이었다.

“얘야, 더러 혁명운동 한 사람들 중에는 늦게 초혼 자리도 있다더구나.

 혹 마음에 쏠리는 데라도 없니?” 

어머니는 은근히 딸의 의향을 떠보며 재혼을 권하는 것이었다.



Người mẹ vừa vui vì con gái được giải thoát khỏi người chồng không như ý, vừa lo lắng cho thân phận góa chồng khi tuổi còn trẻ của con.



“ - “Tao thủ tiết thờ chồng, nuôi con để mong con sống cho tử tế bằng người, chứ không mong đến ngày gả con trai mình cho cái ngữ gái ấy.”

- “Mẹ cứ bình tĩnh lại đã!”

Hyeon-soon cầm chặt hai tay mẹ

- “Nói như mẹ thì con cũng chỉ là đồ vứt đi thôi. Con cũng là đồ cũ giống như Yeon-kyung thôi đúng không?

- “Vậy thì mẹ cũng đừng giục con tái giá nữa!” 

Mẹ thở dài.

“Đồ điên. Để thành gái già suốt đời à?

Nhìn lại hoàn cảnh của con, bà mới nhận ra mình đã sai khi phân biệt “cũ” với “mới”. Chỉ là trong suy nghĩ của bà vẫn còn sót lại một vài vết tích cũ mà thôi.”


“내가 수절하고 너희 오누이 길러낼 땐 버젓한 세상 보고파 그랬지,

 왜 어쩐다고 멀쩡한 자식 헌 짝을 맞춰줄까” 

“어머니 말씀대로 하면 저도 쓰레기통 참례나 해야겠어요.

 연경이처럼 헌 것이긴 매일반 아니예요?” 

 그럴 바에는 다신 절 보고도 재혼하라고 마세요” 

그제야 어머니의 긴 한숨이다.

“미친 것. 그럼 외도토리처럼 혼자 늙어죽을 텐가?” 

거지반 입안에서 하는 소리다.

눈앞의 딸을 보니 진심인즉 헌 것이고 새 것이고 사람 추세할 것이 못되었다.

다만 하나, 마마자국처럼 

어머니의 낡은 생각 가운데

그런 기성관념이 의미없이 남아 있었을 따름이다.



Bang Min-ho, giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul nói về sự thay đổi của vai trò và vị thế của nữ giới sau ngày giải phóng 8/15/1945.

Có nhiều tác phẩm lấy đề tài xã hội Hàn Quốc sau giải phóng, nhưng liên hệ giải phóng dân tộc với giải phóng nữ quyền như nhà văn Lim Soon-deuk lại là trường hợp khá hiếm. Truyện cũng đề cập những vấn đề hết sức thiết thực như: phụ nữ góa chồng, ly hôn liệu có quyền xây dựng hạnh phúc mới, thậm chí kết hôn với trai tân hay không? Thái độ và suy nghĩ của những bà mẹ chồng như thế nào? Đây đều là những câu hỏi giúp thức tỉnh và thay đổi nhân quyền nữ giới.




Đôi nét về tác giả Lim Soon-deuk (sinh ngày 11/2/1915) 

- Nhà phê bình văn học nữ

- Tác phẩm: “Ngày chủ nhật”, “Bảo mẫu”, và nhiều tác phẩm khác

Lựa chọn của ban biên tập