Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Tình cảm mặn nồng của người Hàn Quốc xưa trong âm nhạc truyền thống

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-12-04

Âm điệu ngàn xưa


Nỗi nhớ quê nhà hay tình yêu đôi lứa

Mỗi địa phương, mỗi thời đại ở Hàn Quốc lại có những sắc thái dân ca Arirang khác nhau. Trong đó, dân ca Arirang vùng Jeongseon (Jeongseon Arirang) được cho là khúc dân ca Arirang lâu đời nhất của Hàn Quốc. Người Jeongseon (tỉnh Gangwon) gọi khúc dân ca này là Arari. Tương truyền rằng vào thế kỷ XIV, khi triều đại Goryeo thất thế, triều đại Joseon thành lập, một nhóm quần thần trung thành với triều Goryeo không chịu theo Joseon, nên đã vào hẻm núi trong rừng sâu ở Jeongseon sống ẩn dật. Arirang vùng Jeongseon là một trong những áng thơ họ viết với nỗi niềm nhung nhớ quê nhà. Một số người lại cho rằng Arirang vùng Jeongseon là câu chuyện tình yêu của đôi nam nữ sống ở hai bên bờ sông Auraji. Auraji là nơi hai dòng chảy gặp nhau trước khi ra sông lớn. Thuở đó, có đôi nam nữ ở hai bên bờ sông thầm thương trộm nhớ nhau. Họ hẹn nhau đi hái hoa trà, nhưng không may, đêm đó mưa to như trút nước, nước sông dâng cao chảy siết làm trôi mất con đò qua sông. Đôi nam nữ chỉ biết đứng bên sông nhìn nhau, lòng đầy nuối tiếc. Khúc ca có đoạn rằng:

Tuyết rơi, mưa trút, hay mưa ngâu đằng đẵng

Mây đen bao phủ Vạn Thọ sơn


Ở cái thuở nam nữ thọ thọ bất thân, đôi nam nữ hai bên bờ sông đem lòng yêu thương, cảm mến nhau là việc thiên hạ chê cười. Thuở đó, đời sống con người bị thiên nhiên chi phối, thời tiết cũng như đùa giỡn với lòng người. Nhưng đây cũng đồng thời là thước đo tình cảm sâu nặng của những người yêu nhau, hướng về nhau. 


Tình yêu phảng phất trong nhạc phổ thơ Gagok giành cho giọng nữ

Ca từ của khúc hát Wurak cho giọng nữ có đoạn:

Gió đập rầm rầm, mưa như trút nước

Phải lòng nhau, đêm đỏ mắt ngóng trông

Lời thề son sắt vẫn còn đó

Mưa to gió lớn đến làm sao

Người đến tình ta duyên trời định

Với thể loại Yeochanggagok (nhạc phổ thơ Gagok cho giọng nữ), người nghệ sĩ ngồi hát trong trang phục chỉnh tề, thể hiện âm giọng mượt mà của người phụ nữ. Các khúc hát vốn có tiết tấu chậm, điểm nhấn nằm ở sự biến hóa âm sắc của giọng hát chứ không ở ý nghĩa câu hát. Thế nên, cảm nhận của người nghe càng sâu sắc, lắng đọng hơn trong tiếng đàn piano. Đầu đông, trời bắt đầu trở lạnh, bầu trời không còn cao xanh như lúc giữa thu, câu nói “không biết trời sẽ mưa hay tuyết sẽ rơi’ dường như là câu cửa miệng mỗi khi chúng ta ngước mắt lên nhìn bầu trời âm u.

Chuyện kể rằng, văn sĩ Im Jee hiệu Baekho (Bạch Hồ) sống ở thế kỷ XVI, thời trung kỳ của triều đại Joseon ở Hàn Quốc. Vào một ngày đông, văn sĩ do không chuẩn bị ô dù nên phải đội tuyết khi lên núi, ướt dượt nước mưa khi băng qua cánh đồng. Ông đã để lại áng thơ rằng:

Trời phương Bắc trong xanh, ta lên đường không áo tơi mũ mão

Lên núi gặp tuyết, qua ruộng lại gặp mưa

Ướt mưa cóng lạnh, đêm nay lại ngủ co quắp thôi


Thực ra, “mưa lạnh”(Chanbi) trong áng thơ này chính là tên của kỹ nữ Hanwu (Hàn Vũ). Điều này có nghĩa nhà thơ đã gặp cô kỹ nữ, và người đẹp Hanwu đã đối lại rằng:

Cóng lạnh, lạnh cóng, sao lạnh cóng

Gối uyên ương, chăn lụa ấm chờ chàng

Chi bằng lưu lại sưởi ấm qua cơn mưa 


* Khúc dân ca Arirang vùng Jeongseon / nhóm nhạc Affogato 

* Nhạc phẩm Yeonbun (Duyên phận) sáng tác mới dựa trên khúc hát Wurak cho giọng nữ / Ha Yun-ju 

* Nhạc phẩm Chanbiga (Mưa lạnh) /  nhóm nhạc Emsemble Sinawi 

Lựa chọn của ban biên tập