Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Ký ức và những ca khúc khi đông về

#Âm điệu ngàn xưa l 2019-12-18

Âm điệu ngàn xưa


Hơi ấm ngày đông

Dn: Thưa quý vị thưa các bạn! Thời tiết đã dần se lạnh, tuy vẫn chưa thể so với cái lạnh giữa đông, nhưng dường như ai cũng cảm thấy cái lạnh đầu đông buốt giá hơn bao giờ hết. Mỗi đợt đông đến cũng là lúc chúng ta chuẩn bị tiễn biệt một năm, nên trong lòng cứ mong giá như mùa đông vẫn còn xa thì tốt biết mấy... Khi phải thay những tà áo mỏng manh nhẹ nhàng bằng những chiếc áo len, áo dạ to xù nặng nề, ai đó lại nhớ đến áng thơ “Trầm ngâm trong ngục tối” của tác giả Shin Yeong-bok. Áng thơ có đoạn:

Không người mùa hạ thích hơn đông

Đông về phòng trống thêm lạnh lẽo

Trong tù giá chỉ có mùa đông


Trong tiết đông giá lạnh, hơi ấm của những người xung quanh cũng khiến con người ta cảm thấy ấm lòng. Cảm giác này không chỉ những người bị giam cầm trong ngục tối mới cảm nhận được. Đến mùa đông, ta mới cảm thấy rõ nét nhất tầm quan trọng và hơi ấm của những người bên cạnh. Khúc hát “Gyeoulnal Daseun Bitcheul” (Tia nắng đông ấm áp) có đoạn:

Tia nắng ấm ngày đông rọi theo bóng dáng chàng

Thiếp muốn dâng chàng đĩa cần giòn thơm ngậy

Chàng chẳng thiếu gì nhưng không thể quên thiếp


Giờ đây, chúng ta có nào là áo lông vịt, lông ngỗng, rồi áo len, áo dạ. Chứ thuở xưa, con người phải chống chọi với cái rét cứa da cứa thịt mà đâu có đủ áo ấm như ngày nay. Nếu có thì cũng chỉ là mấy mảnh áo cotton, áo độn bông là cùng. Rồi cái thời chưa có máy giặt, mưa gió rét mướt hay tuyết giăng đầy trời thì các mẹ, các chị vẫn tay xách nách mang quần áo của cả gia đình ra sông, suối để giặt giũ. Khổ nhất là những ngày sông suối đóng băng hết cả, họ phải đục thủng lớp băng để lấy nước giặt. Tay người nào người nấy cứ đỏ au, sưng húp cả lên vì lạnh. Nhưng bên cạnh những cực nhọc của người lớn, lũ trẻ ngây thơ đâu có biết gì, chúng còn kéo nhau đi trượt ván trên băng, chơi bắn bi hay đánh quay tới tận chiều tối, mặc cho chân tay cóng buốt. Cảnh tượng lớp học những ngày đông cũng vô cùng ấn tượng. Lũ trẻ nhóm lò sưởi trong lớp làm khói bay mù mịt khắp phòng học, rồi đứa nào đứa nấy lôi hộp cơm ra đặt trên nắp lò sưởi, có khi hộp cơm đặt dưới cùng còn bị cháy đen thui. Có đứa còn mang khoai lang hay hạt dẻ đến lớp nướng rồi chia nhau ăn. Giờ thì tất cả chỉ còn là kỷ niệm về một thuở sống nghèo ở Hàn Quốc. Khúc hát “Barami Bunda” (Gió thổi/Khúc hát hạt dẻ nướng) có đoạn:

Gió thổi, gió thổi

Biển Yeonpyeong gió tiền thổi

Thích quá, vui ghê, hạt dẻ nướng, ơ, hạt dẻ sống


Ca khúc đêm Giáng sinh

Ấn tượng về mùa đông không thể không kể đến lễ Giáng sinh. Ở Hàn Quốc, lễ Giáng sinh không liên quan tới tôn giáo mà là ngày hội lớn của những người trẻ tuổi. Ngoài đường phố, trong các cửa hiệu, người ta đều mở các bài hát Giáng sinh. Bạn bè người thân ai nấy đều chuẩn bị thiếp mừng Giáng sinh với những dòng chữ ân tình rắc bột giấy màu lóng lánh. Dần dà, không khí đón Giáng sinh và cuối năm cùng gia đình được người Hàn Quốc coi trọng và ca khúc “Silent Night, Holy Night”(Đêm thánh vô cùng) cũng được người dân Hàn Quốc yêu thích.


* Khúc hát “Gyeoulnal Daseun Bitcheul” (Tia nắng đông ấm áp) / nhóm nhạc truyền thống nữ Souljigi

* Khúc hát “Barami Bunda” (Gió thổi/Khúc hát hạt dẻ nướng) / nhóm nhạc Noriteo (nghĩa là “Sân chơi”).

* Nhạc phẩm “Silent Night, Holy Night” (Đêm thánh vô cùng) / Gang Sang-gu (biến tấu), Jeong Gil-seon (đàn tranh 12 dây Gayageum)

Lựa chọn của ban biên tập