Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Âm nhạc truyền thống và con người Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-01-15

Âm điệu ngàn xưa


Giá trị âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần người Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, các loại hình lên đồng khá đa dạng tùy theo từng vùng miền và mục đích. Các chiếu đồng Gut đa phần được tiến hành theo mục đích cá nhân nhằm mời các vị thánh thần, hồn phách của những người quá cố trong gia đình hay tổ tiên ông bà, cầu nguyện được bảo hộ, tránh dịch bệnh vận hạn và những điều xui xẻo. Trên chiếu đồng Gut có nghi lễ Gongsu, tức là hồn phách của người quá cố nhập vào cơ thể ông đồng bà đồng và trò chuyện với những người đang sống. Qua đây, người sống và người chết có thể giãi bày những tâm sự mà lúc trước họ không chia sẻ được với nhau, hóa giải oán hận trong lòng và tiễn người chết tới cõi an nghỉ vĩnh hằng.Nghi thức này được tái hiện quaBaebaengigut, khúc hát kể chuyện Pansori của vùng Seodo (thuộc vùng Hwanghae và Pyeongan, nay thuộc địa phận Bắc Triều Tiên). Chuyện kể rằng Baebaengi là con gái hiếm muộn của đôi vợ chồng già Choi Jeong-seung. Tới tuổi ngấp nghé, cô gái phải lòng một nhà sư rồi mắc bệnh tương tư mà chết. Sau khi con gái chết, đôi vợ chồng già đã vời nhiều thầy đồng từ khắp nơi trên cả nước với mong muốn được gặp lại dù chỉ là linh hồn của con gái. Một người hành hương qua làng nghe được tin này đã tìm hiểu ngọn ngành về Baebaengi rồi tìm đến đôi vợ chồng già, giả làm thầy đồng và lừa gạt họ rằng hồn phách của Baebaengi đã nhập vào mình, yêu cầu họ mua cho đủ thứ lễ vật. Tuy vậy, về khía cạnh tinh thần, cha mẹ của cô gái Baebaengi cũng giải tỏa được gánh nặng trong lòng. Cảnh cha mẹ Baebaengi gặp hồn phách của nàng vô cùng bi ai nhưng cũng rất nực cười qua những cử chỉ của kẻ hành khất giả mạo thầy đồng. Khúc hát Baebaengigut có thể làm vơi bớt tâm khảm nhớ quê của những người Bắc Triều Tiên bỏ trốn sang Hàn Quốc trong những dịp lễ tết.


Âm nhạc truyền thống và con người Hàn Quốc

Khúc dân ca “Jeongabseong Taryeong” và “Dondolnari” của vùng Bukcheong thuộc tỉnh Hamgyeong. “Jeongabseong Taryeong” kể về cô gái Jeon Gap-seong, từ chối mọi cơ hội hôn nhân và chỉ muốn vui sống cùng âm điệu cây sáo trúc dọc Tungso. Còn Dondolnari (Vòng luân hồi) là khúc ca trong vũ điệu múa sư tử Bukcheong Sajanoreum.

Sáo trúc dọc Tungso vốn là nhạc khí phổ biến một thời, nhưng đã dần bị lãng quên theo dòng chảy thời gian. Nghệ thuật sáo trúc dọc Tungso ở Hàn Quốc còn được lưu truyền tại Bukcheong. Giờ đây, sáo trúc dọc Tungso đang dần thu hút lại sự quan tâm của đông đảo khán thính giả Hàn Quốc. Có lẽ khá nhiều người Hàn Quốc biết về tích “Bukcheong Muljangsu” (Người bán nước Bukcheong). Chuyện kể rằng vào thời hậu Joseon, khi văn vật Châu Âu bắt đầu du nhập vào Hàn Quốc, khá nhiều người Bukcheong chuyển lên kinh thành Hanyang (Hán Dương) để con cái được ăn học tử tế. Thời đó, nghề bán nước là công việc có thể làm ngay mà không phải đầu tư vốn liếng. Vốn cần cù siêng năng, tinh thần đoàn kết cao nên đa phần người bán nước ở Seoul đều là người Bukcheong. Đức tính này của người Bukcheong cũng đóng góp đáng kể vào công cuộc kế tục, lưu truyền âm nhạc truyền thống của dân tộc.

hạc phẩm Nanbongga (Lan phùng ca) gồm nhiều sắc thái như Gin-Nanbongga, Jajin-Nanbongga, Saseol-Nanbongga, được người dân Hàn Quốc ngày xưa rất ưa chuộng.


* Trích đoạn “Thầy đồng Park Su giả nhảy đồng” trong nhạc phẩm Baebaengigut/danh ca Lee Eun-gwan

* Giai điệu dân ca Dondolnari (Vòng luân hồi) và Jeongabseongtaryeong (Câu chuyện thiếu nữ Jeon Gab-seong)/nghệ sĩ sáo trục dọc Tungso Dong Seon-bon, Go Jang-uk, nghệ sĩ trống Buk Yeo Jae-seong, và danh ca Kim Deok-rye.

* Nhạc phẩm Nanbongga (Lan phùng ca)/nhóm nhạc truyền thống Gwangchil

Lựa chọn của ban biên tập