Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Núi lớn (Lee Ho-cheol)

2020-02-04

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


“ Sáng tỉnh dậy, tôi thấy khung cảnh trước mặt phủ ngập tuyết, nhưng trên bờ tường cạnh cổng lại có một chiếc giày cao su của nam, màu trắng. Tự nhiên vợ chồng tôi thấy rờn rợn.

- “Tại sao lại là giày cao su nhỉ? Ai đùa mình chăng?” 

- “Đùa gì mà kì vậy?” 

Tôi cầm chiếc giày trên tay và quan sát. Rõ ràng nó chỉ là một bên giày cao su của nam. Một điểm hơi lạ là nó quá sạch, như kiểu vừa được rửa và hong khô vậy. Chính vì điểm đó mà tôi càng thêm hoảng sợ.

- “Đêm qua em nghe thấy tiếng chiêng ở đâu đó, như kiểu nhà nào đang làm lễ lên đồng ấy.””


아침에 깨어보니 온 누리에 수북하게 첫 눈이 내렸는데,

대문 옆 블록담 위에

왠 흰 남자 고무신 짝 하나가 얌전하게 놓여있었다.

아내와 나는 다 같이 꺼림직한 느낌에 휩싸였다.

“왠 고무신일까. 누가 장난을 했나”

“아무리 장난으로 저랬을라구요” 

나는 그 이상한 고무신짝을 들고 이모저모 뜯어보았다.

분명히 더도 덜도 아닌,남자 고무신짝 하나였다.

“어젯밤도 꽹과리 소리가 밤새 나던데요.

 어느 집에서 또 굿을 하는 모양이던데...”



Theo lời người vợ thì cô đã ném chiếc giày cao su vào nhà hàng xóm gần đó. Nhưng hàng xóm chắc cũng sợ vì cả đêm nghe vọng tiếng lên đồng. Thế rồi, người ta cũng không chần chừ mà ném lại chiếc giày qua bờ tường nhà khác. Cứ thế, nhà nào phát hiện ra chiếc giày cao su cọc cạch đó lại ném sang nhà hàng xóm.



“Tôi thực sự rất ngại động vào chiếc giày đầy ám khí đó nên chỉ biết nhìn qua bờ rào, nói lẩm bẩm vài câu.

- “Cứ để đấy, em xử lý cho!”

Vợ bỗng đanh mặt lại như vừa quyết chí làm điều gì đó.

Tôi chỉ biết há miệng ngắm khuôn mặt đỏ gay như muốn tính sổ ai đó  của vợ. Cùng lúc đó, trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh chiếc ủng nằm lăn lóc bên ruộng cải và ngọn “núi lớn” bị mây che phủ. Những hình ảnh đó ám ảnh tôi suốt năm thứ tư tiểu học.

- “Vì mọi người không nhìn thấy “núi lớn” nên thành ra vậy.”


나는 이미 액투성이 때가 엉기엉기 묻은 듯한

그 고무신짝을 만지기도 싫어서 엇비슷이 건너다보며 투덜거렸다.

“어쩌긴 어째요. 놔두세요, 내가 처리할게”

아내는 독오른 표정이 되며

악착같이 해보겠다는 듯이 중얼거렸다.

동시에 초등학교 4학년 적의 그 ‘지까다비’짝과

그 때 그 ‘큰 산’이 구름에 깜북 가려졌던 교교한 산천을 떠올렸다.

“‘큰 산’이 안 보여서 이래, 모두가”



Giáo sư Bang Min-ho, khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul

“Núi lớn” được coi là vị thần hộ mệnh, bảo vệ đời sống tinh thần của con người. Nhưng khi vị thần hộ mệnh ấy không còn nữa, người ta chỉ biết run rẩy, sợ hãi khi nhìn thấy chiếc giày cọc cạch, và tìm cách đẩy nỗi lo sợ đó cho người khác chứ không thể nghĩ được xa hơn. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ cho thực trạng xã hội Hàn Quốc thời đó. Do hạn chế của chiến tranh, của thời đại nên mọi người chỉ biết lo toan, vun vén nơi cánh đồng chật hẹp của mình và không thể nhìn ra thế giới rộng lớn bên ngoài.




Đôi nét về tác giả Lee Ho-cheol (sinh ngày 15/03/1932 tại Wonsan, tỉnh Nam Hamgyong (nay thuộc Bắc Triều Tiên), mất ngày 18/09/2016)

- Một mình bươn trải ở miền Nam từ năm 1950

- Đăng đàn với truyện ngắn “Rời quê” trên tạp chí “Văn học Nghệ thuật” năm 1955

- Ra mắt tác phẩm “Bàn Môn Điếm” trên tạp chí “Hệ tư tưởng” năm 1961.

Lựa chọn của ban biên tập