Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Thuốc lá và những trò chơi cá cược trong câu hát xưa kia ở Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-03-18

Âm điệu ngàn xưa


Quan niệm về thuốc lá của người Hàn Quốc một thời

Vua Jeongjo (Chính Tổ, vị vua đời 22 trong triều đại Joseon, từ thế kỷ XIV-XIX) đã để lại dòng lưu bút rằng: Qua sự xuất hiện của loài thảo mộc này, không phải chúng ta đã nhìn thấu tấm lòng của đất trời dành cho bách tính hay sao? Ta hạ lệnh hãy ký lục thảo mộc Namryeongcho (Nam linh thảo) vào sách y học cổ truyền Euiseo (Y thư). Hãy ban phát cho bách tính để bàn dân thiên hạ cùng được hưởng thụ và phát triển tính ưu việt của loài linh dược này, báo đáp tình yêu thương của đất trời dành cho con người.


Namryeongcho (Nam linh thảo) được đề cập trong lưu bút của vua Jeongjo chính là thuốc lá, bởi người Hàn Quốc thời đó vẫn chưa biết đến tác hại của thuốc lá. Nửa đầu những năm 1600, thuốc lá mới du nhập vào bán đảo Hàn Quốc, vậy mà chưa tới 10 năm, loại thảo dược này đã phổ biến trên bán đảo tới mức đến lũ trẻ cũng sử dụng. Thời đó, người ta còn coi thuốc lá là linh dược. Truyền rằng nhờ hút thuốc lá, vua Jeongjo đã xoa dịu được những cơn tức ngực khi đọc sách, và rằng thuốc lá còn trở thành chủ đề câu hỏi trong các cuộc thi thời bấy giờ. 

Xưa kia, người Hàn Quốc gọi thuốc lá là Dambagwi, dựa theo phiên âm Tabaco trong tiếng Bồ Đào Nha. Dưới thời vua Jeongjo (Chính Tổ), để phổ biến thuốc lá rộng rãi tới bách tính, nhà vua đã đưa thuốc lá vào đề thi. Thuốc lá trở thành công cụ kiếm tiền dễ dàng khiến người nông dân lẽ ra phải trồng lúa gạo hoa màu thì lại sử dụng đất đai để trồng thuốc lá. Việc này đã đẩy đất nước vào hoàn cảnh thiếu thốn lương thực.

Mang bc đến hay mang vàng đến?

Bc vàng không có mà đến ly ht thuc lá ư


Chỉ qua hai câu thơ trên, người nghe có thể cảm nhận được giá trị cao quý của thuốc lá thời bấy giờ. 


Nhng trò chơi cá cưxưa kia  Hàn Quc đưphn ánh trong thơ ca

Xưa kia ở Hàn Quốc còn có trò đánh cờ gọi là Golpae (Cốt bài). Bộ cờ Golpae có 32 quân cờ dẹt hình vuông, mỗi chiều ước chừng khoảng 2 cm, hơi giống với mạt chược của Trung Quốc. Người ta dán ngà voi hoặc xương động vật trên những mẩu gỗ này rồi khắc các hõm biểu thị con số trên mặt quân cờ nên gọi là Golpae. Truyền rằng Golpae là trò chơi cờ mô phỏng các chòm sao trên trời. Trò này có nhiều cách chơi, nhưng khá phức tạp nên có cả sách hướng dẫn các nước cờ. Chính vì vậy, người nông dân khó có điều kiện tiếp cận thú vui này, mà đa phần chỉ có giới quý tộc và các kỹ nữ mới ham mê đánh cờ Golpae, nên cũng ví von là “trò chơi thần linh”. Đại học giả Jeong Yak-yong, tên hiệu là Dasan (Trà Sơn) trong thời hậu Joseon thế kỷ XVIII, đã viết trong cuốn Mokminsimseo (Mộc dân tâm thư) rằng:Trong các loại trò chơi cá cược làm thất gia bại sản, hủy hoại thanh danh dòng tộc, làm khổ tâm gia đình và người thân, cờ bạc Tujeon là thói xấu nhất, sau đó tới cá ngựa Ssangyuk và chơi cờ Golpae”.


Tujeon (Đấu tiền) là loại hình đánh bạc bằng những con bài giấy in các hình hài hay con số. Con bài được làm bằng giấy nên Tujeon còn có tên gọi khác là Jipae (Chỉ bài). 

Khúc dân ca “Golpae Taryeong” (Đánh cờ Golpae) là khúc hát hóm hỉnh chế giễu tình cảnh bị dồn tới bước đường cùng của kẻ thua bạc. Khi bị chủ xới bạc đánh đuổi, họ vừa rít thuốc lá vừa bụng bảo dạ sẽ không bao giờ bén mảng tới xới bạc nữa, nếu còn mon men đánh bạc thì sẽ treo cổ tự tử. Nhưng chỉ được vài ba bữa, họ lại ngựa quen đường cũ và lại trở thành những kẻ đốn mạt lao vào xới bạc như những con thiêu thân.


Trong dòng tạp ca của vùng Gyeonggi, ngoài các khúc hát về trò chơi cá cược Golpae và Tujeon còn có khúc ca về trò chơi cờ tướng “Janggi Taryeong”. Cờ tướng Janggi là trò chơi phân thắng bại trên bàn cờ. Bàn cờ có hai bộ quân, mỗi bên có vua và các tướng lĩnh xe pháo. Hai bộ quân cờ trên bàn cờ tướng Hàn Quốc xưa miêu tả cuộc chiến giữa Hạng Vũ của nhà Sở và Lưu Bang của nhà Hán ở Trung Quốc, thời nhà Hán mới dựng nước.

Khúc hát “Janggi Taryeong” (Khúc hát cờ tướng) bắt đầu bằng ca từ tả cảnh ngũ hồ nổi tiếng ở Trung Quốc, những câu chúc tụng cầu nguyện trong lễ cúng khánh thành nhà mới xây, hay những cảnh quan nổi tiếng ở Bình Nhưỡng. Đoạn cuối của bài hát mới đề cập tới nội dung cờ tướng Janggi, rằng vượt đèo núi vào rừng sâu xanh thẳm, đốn cây, đẽo bàn cờ và khắc các quân cờ. Trận chiến được mô tả trên bàn cờ tướng không phải là trận đem lại thắng lợi lừng danh thời nhà Hán dựng nước, mà là trận chiến Xích Bích khiến nhà Hán thất bại thảm hại, lấy Lưu Bị làm quân chủ của nhà Hán và Tào Tháo làm quân chủ của nhà Sở. Ca khúc mô tả quân Tào Tháo bị truy đuổi do mưu kế của Lưu Bị. 


* Nhạc phẩm “Dambagwi Taryeong” (Khúc ca thuốc lá) / Kwak Dong-hyeon

* Khúc dân ca “Golpae Taryeong” (Đánh cờ Golpae) / Park Kwi-hee (vừa hát vừa tấu đàn tranh 12 dây Gayageum Byeongchang)

Ca khúc “Janggi Taryeong” (Khúc hát cờ tướng) / Park Sang-ok

Lựa chọn của ban biên tập