Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Vai trò của lối trình diễn khẩu âm trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-03-25

Âm điệu ngàn xưa


Khẩu âm trong dạy, học và trình diễn âm nhạc

Xưa kia ở Hàn Quốc, người nghệ sĩ học âm nhạc không phải đọc bản nhạc, mà chỉ lắng nghe và làm theo thầy dạy. Lối dạy và học này được gọi là Gujeonsimsu, âm Hán là “khẩu truyền tâm thụ”, tức là truyền bằng miệng và cảm thụ bằng tâm. Lối dạy và học truyền khẩu trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được thực hành cả trong ca hát và diễn tấu nhạc cụ. Bắt chước tiếng nhạc cụ bằng miệng được gọi là Gueum (khẩu âm). Khẩu âm bao hàm cả cao độ của âm thanh và phương pháp diễn tấu nhạc cụ. Nếu thuần thục khẩu âm, học trò có thể tự luyện tập khi không có thầy dạy. Mỗi loại nhạc khí lại có các khẩu âm khác nhau. Ví dụ, khẩu âm của các nhạc cụ đàn dây như đàn tranh 12 dây Gayageum hay đàn tranh 6 dây Geomungo là Dang, Dong, Jing, Seulgidung, Ddeul....; khẩu âm của các nhạc khí bộ hơi như sáo trúc lớn Daegeum, sáo trúc dọc Piri là Na, Nu, Neo, No, Neu, Nanire, Nansiru...; khẩu âm của trống phong yêu Janggu là Deong, Gideok Kung Deoreoreoreo; khẩu âm của phèng Kkwaenggwari là Gaenji, Gaegaeng.... Giờ đây, chúng ta khó có thể mường tượng với những khẩu âm như vậy, người Hàn Quốc xưa đã dạy và học âm nhạc như thế nào. 


Gueum (Khẩm âm) vốn là từ chỉ hình thức dùng âm thanh bằng miệng bắt chước âm thanh của các loại nhạc cụ. Ví dụ, trong nhạc phẩm hòa tấu Sinawi, người nghệ sĩ dùng khẩu âm thay thế cho các nhạc cụ. Có lẽ là nhạc phẩm không lời, được thể hiện bằng âm thanh của những nguyên âm “a! ơ! ư!” nên âm sắc của nhạc phẩm như vang vọng và trầm lắng hơn. Trên thực tế, khẩu âm Sinawi thường được dùng làm nhạc đệm cho vũ điệu Salpuri. 


Những nữ danh nhân có ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc, từ Pungryu (phong lưu) có khá nhiều ý nghĩa, trong đó có cả nghĩa “âm nhạc”. Chẳng hạn, Julpungryu là âm nhạc chơi bằng các loại đàn huyền cầm, Daepungryu là âm nhạc chơi bằng các loại nhạc khí ống làm bằng tre. Âm nhạc hoà tấu bằng 6 loại nhạc cụ là sáo trúc ngang lớn Daegeum, đàn nhị Haegeum, trống phong yêu Janggu, trống Buk và hai sáo trúc dọc Piri thường được dùng làm nhạc đệm trong các vũ điệu hoặc nhạc diễu hành trong quân đội.

Trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc, Jinyangjo, Jungmori, Jungjungmori, Jajinmori, Hwimori là những hình thức âm nhạc biểu diễn ngẫu hứng. Người ta thường lấy tên người sáng tác đầu tiên làm tên gọi cho các dòng nhạc, ví dụ như âm nhạc Gayageumsanjo dòng Kim Juk-pa. Danh nhân Kim Juk-pa là cháu gái của danh nhân Kim Chang-jo, người đã sáng tạo ra dòng nhạc Sanjo đầu tiên tại Hàn Quốc. Bà Kim Juk-pa là người đầu tiên sáng tác và hoàn thiện dòng nhạc Sanjo trên nhịp điệu của ông nội. 

Jo Sun-ae là một trong những danh ca hát kể chuyện Pansori nổi tiếng của đoàn ca kịch Gukgeukdan trong những năm 1950 ở Hàn Quốc. Do âm nhạc hát kể chuyện Pansori và âm nhạc Sanjo có đặc trưng cơ bản giống nhau, nên các nghệ sĩ hát kể chuyện Pansori thường thể hiện khá thuần thục và biểu cảm dòng nhạc Sanjo. Đặc biệt, người thường đệm nhạc cho danh ca Jo Sun-ae hát chính là chồng bà, danh nhân Kim Dong-ju. Ông được bình chọn là danh nhân nghệ thuật biểu diễn đệm trống Buk tại Hàn Quốc. Cũng nhờ vậy mà hơn ai hết, danh ca Jo Sun-ae thấu hiểu được cái tình cái ý sâu xa của khúc hát, nên có thể biểu đạt bằng khẩu âm.


* Trích đoạn niệm phật giai điệu chậm Ginyeombul trong nhạc phẩm phong lưu dành cho sáo trúc Daepungryu / Choi Gyeong-man (trình diễn khẩu âm)

* Nhạc phẩm Hwimori trong âm nhạc Gayageumsanjo dòng Kim Juk-pa / Lee Yeon-hee (đàn tranh 12 dây Gayageum), Kim Sang-hun (trống phong yêu Janggu), Jo Sun-ae (trình diễn khẩu âm)

* Nhạc phẩm Gueum (Khẩu âm) / Kim So-hee, nhóm 4 bộ gõ Samulnori do danh nhân Kim Deok-su

Lựa chọn của ban biên tập