Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Ý niệm về âm nhạc trong thời đại Joseon ở Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-04-15

Âm điệu ngàn xưa


Âm nhạc và ý niệm trị vì đất nước

Dưới triều đại Joseon ở Hàn Quốc, “tư tưởng lễ nhạc” là một trong những ý niệm trị vì đất nước quan trọng. Ở đây, “lễ” nghĩa là “lễ nghĩa”, “nhạc” nghĩa là “âm nhạc”. Thường thì nói đến “lễ”, nhiều người hay nghĩ đó là sự nhàm chán, là bó buộc con người, còn “âm nhạc” chỉ là hoạt động vui chơi giải trí. Nhưng trên thực tế, tư duy của người Hàn Quốc xưa về “lễ” và “nhạc” lại hoàn toàn khác. Họ coi “lễ” là tôn ti trật tự, còn “nhạc” lại có sức mạnh dung hòa. Cuốn Lễ Ký (còn gọi là Kinh Lễ) trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử (Trung Quốc) có đoạn: “Âm nhạc mà chí tình thì không có oán hận. Lễ nghĩa mà chí tâm thì không có đôi co tranh giành. Nếu âm nhạc được phổ cập rộng rãi thì thế gian sẽ không có chiến tranh, con người không phải lo lắng và không cần hình phạt.” Âm nhạc được nhắc tới trong Kinh Lễ không phải dân ca hay âm nhạc đại chúng kích động cảm xúc con người, mà là thể loại âm nhạc có thể trấn tĩnh lòng người, dung hòa con người với vũ trụ. Ở Hàn Quốc, vua Sejong (Thế Tông, vị vua thứ IV của vương triều Joseon) đã có nhiều nỗ lực và công trạng trong quá trình sáng tạo ra thể loại chính nhạc này. 


Loại hình Âm nhạc tế lễ Tông miếu được trình diễn khi cử hành nghi thức cúng tế các bậc tiên đế và hoàng hậu tại Tông miếu. Trong thời kỳ đầu của triều đại Joseon, âm nhạc sử dụng trong nghi thức tế lễ Tông miếu là âm nhạc Trung Quốc. Bởi vậy, vua Sejong (Thế Tông) đã có ý rằng: “Sinh thời, các bậc tiên đế nghe nhạc ta, tới lúc chết lại để Người phải nghe nhạc Hoa thế này thì liệu có phải đạo hay không?” Nhưng vì vấp phải sự phản đối kịch liệt của quần thần nên khi đương vị, vua Sejong đã không thay đổi được âm nhạc tế lễ Tông miếu. Phải tới đời vua Sejo (Thế Tổ, đời vua thứ VII trong vương triều Joseon), âm nhạc trong nghi thức tế lễ Tông miếu mới được đổi lại theo tâm nguyện của vua Sejong. Vua Sejo đã chọn nhạc phẩm Botaepyeong (Bảo thái bình) và Jeongdaeeop (Định đại nghiệp) do đích thân vua Sejong sáng tác làm nhạc tế lễ Tông miếu. Năm 2001, nhạc tế lễ Tông miếu Jongmyojeryeak được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO bình chọn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 


Chính nhạc Gagok

Gagok vốn là thể loại chính nhạc thuộc dòng thơ phổ nhạc Sijo, hát cùng phần nhạc đệm của sáo trúc và đàn huyền cầm, do một nam nghệ sĩ và một nữ nghệ sĩ thể hiện. Họ hát nối nhau mỗi người một bài, tới khúc hát cuối cùng là khúc Taepyeongga, họ mới hòa bè và hát cùng nhau. Khúc chính nhạc Gagok trong nhạc phẩm Taepyeongga (Thái bình ca) có đoạn: 

Thế này cũng thái bình thịnh trị, thế kia cũng thái bình hỡi ơi
 Là thời đại Nghiêu Vương, là thế gian Thuấn Vương
 Chúng ta đều sống trong thái bình, hãy vui hãy chơi thỏa thích nào


Chính nhạc Gagok là loại hình âm nhạc được giới trung lưu và quý tộc Hàn Quốc xưa rất ưa chuộng. Có 24 ca khúc dành cho nam nghệ sĩ và 15 ca khúc dành cho nữ nghệ sĩ được lưu truyền tới nay. Các nghệ sĩ thường chọn ra một số ca khúc có nhịp điệu đa dạng để trình diễn. Các bài đầu thường có nhịp điệu chậm và nghiêm túc rồi nhanh dần lên, ca từ mang sắc thái tự do tự tại cùng những câu chuyện tình đôi lứa. Tới phần cuối, nhịp điệu của các ca khúc lại chậm lại và kết thúc bằng những lời cầu chúc thái bình thịnh trị.

Trong dòng tạp ca Japga của vùng Jindo có khúc hát Boryeom (Báo niệm) cầu nguyện phúc lộc cho dân tộc và quốc gia. Boryeom là tên gọi tắt của từ “Báo thí niệm Phật”, tức là nhờ sự từ bi của đức Phật mà nước nhà yên ổn, người dân được sống yên bình. Dân ca Minyo là dòng âm nhạc ai cũng có thể hát theo được, còn tạp ca Japga lại dành riêng cho giới nghệ sĩ chuyên nghiệp. Ở vùng Jeolla của Hàn Quốc, Boryeom (Báo niệm) là khúc hát mở màn cho những buổi công diễn của các nghệ sĩ. Khúc hát bắt đầu bằng câu: “Tích đc to b khơi, mong chúng sinh vui sng an bình. Nim pht cu nguyn cho quc thái dân an, cu khn cho s bình an ca quân vương, hoàng hu, hoàng gia, quan văn, quan võ cùng bách dân”. 


* Nhạc phẩm Jeonpyehimun (Điện tệ hy văn) trong Âm nhạc tế lễ Tông miếu / dàn chính nhạc Trung tâm âm nhạc truyền thống quốc gia Hàn Quốc 

* Khúc chính nhạc Taepyeongga (Thái bình ca) / Lee Dong-gyu, Lee Jun-ah 

* Khúc tp ca Boryeom (Báo nim) ca vùng Namdo thuc các tnh Bc và Nam Jeolla / Seong Chang-sun, Jeon Jeong-min 

Lựa chọn của ban biên tập