Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Nỗ lực toàn cầu hóa của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-04-22

Âm điệu ngàn xưa


Chặng đường toàn cầu hóa nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc

Cũng như mọi nền văn hóa, trong kho tàng nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc có nhiều nhạc cụ du nhập từ nước ngoài. Ví dụ như kèn bầu Taepyeongso và đàn tranh Yanggeum du nhập vào Hàn Quốc từ vùng Trung Á; khèn bầu Saenghwang có nguồn gốc từ Trung Quốc, tương truyền do nữ thần tên là Nữ Oa chế tác; còn đàn nhị Haegeum du nhập từ các dân tộc sống du mục ở Mông Cổ. Theo năm tháng, những nhạc cụ này dần dà được cải biến để phù hợp thể hiện văn hóa và tình cảm của người dân Hàn Quốc. Giờ đây, ở khá nhiều quốc gia châu Á có những nhạc cụ dáng vẻ tương tự như khèn bầu Saenghwang, đàn nhị Haegeum hay kèn bầu Taepyeongso. Chẳng hạn, cây đàn Nhị Hồ của Trung Quốc rất giống với đàn nhị Haegeum của Hàn Quốc do có cùng nguồn gốc. Nhưng đàn nhị Haegeum vẫn mang dáng vẻ gần như nguyên bản từ thời cổ xưa, còn đàn Nhị Hồ lại được cải tiến khá nhiều trong thời cận đại. Đàn nhị Haegeum chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu tre, dây đàn bện bằng tơ tằm, giữa hai dây có mắc cung vĩ. Khi tấu đàn, người nghệ sĩ dùng các ngón tay nắm, kéo dây đàn để điều chỉnh cung bậc âm thanh, còn tay kia kéo cung vĩ cọ sát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Đàn Nhị Hồ của Trung Quốc có bát nhị và đế đặt bát nhị bằng gỗ, dây đàn kim loại, cung vĩ tách rời với thân đàn giống như cung vĩ của đàn vi-ô-lông. Người nghệ sĩ đàn Nhị Hồ dùng ngón tay kéo thả dây đàn để tạo cung bậc âm thanh, trong khi tay kia kéo cung vĩ. Vì những khác biệt mà âm sắc của đàn nhị Haegeum Hàn Quốc nghe có vẻ chắc và cao, còn âm sắc của đàn Nhị Hồ Trung Quốc lại thấp và mềm mại uyển chuyển. 


Xúc tiến giao lưu quc tế trên các lĩnh vc âm nhc

Những năm 1990, giới nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc bắt đầu mở rộng giao lưu với các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, hợp tấu với các nghệ sĩ thế giới, tiếp nhận nhạc cụ truyền thống từ Bắc Triều Tiên, và thử nghiệm biểu diễn âm nhạc Hàn Quốc bằng nhạc cụ nước ngoài. Ví dụ như nhóm nhạc truyền thống Taal thường diễn tấu nhạc Hàn bằng trống đôi Tabla và đàn phong cầm Harmonium của Ấn Độ, tạo nên sắc thái âm nhạc vô cùng độc đáo. Một bộ trống Tabla của Ấn Độ gồm hai chiếc, một chiếc có phần thân làm bằng gỗ, tạo âm thanh cao, chiếc còn lại có thân kim loại và tạo âm thanh trầm. Người nghệ sĩ trống Tabla thường đặt bộ trống ngay ngắn phía trước và ngồi diễn tấu. Họ dùng bàn tay và các ngón tay đập lên mặt trống tạo âm thanh. Đàn Harmonium của Ấn Độ có kích cỡ nhỏ, là loại nhạc cụ tạo âm thanh bằng gió giống như các loại đàn phong cầm, trông gần giống với đàn Accordion, nhưng không đeo trên vai mà đặt dưới nền trong lúc biểu diễn. Khúc dân ca Baechigi mà người dân chài ven biển ở tỉnh Hwanghae thường hát khi đánh bắt cá đù Jogi cũng khá phù hợp với phần nhạc đệm bằng nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ. 


Cheolhyeongeum (Sắt huyền cầm) được danh nhân Kim Yeong-cheol chế tác năm 1940. Danh nhân Kim Yeong-cheol vốn là nghệ nhân biểu diễn trên dây Jultagi, nhưng cũng là một tài năng diễn tấu âm nhạc. Một lần, Kim Yeong-cheol thử đặt nằm cây đàn ghi-ta xuống nền và biểu diễn. Đàn ghi-ta vốn có hình dáng khác với đàn tranh 6 dây Geomungo, nhưng lại có điểm tương đồng trong cách tạo âm thanh. Cụ thể, người chơi dùng tay trái nhấn vào phần dây trên cần đàn để tạo cung bậc âm thanh, tay phải dùng các ngón tay hoặc móng gẩy để gẩy đàn. Danh nhân Kim Yeong-cheol đã vận dụng đặc tính của đàn ghi-ta để chế tác thành công đàn sắt huyền cầm Cheolhyeongeum. Cách tấu đàn sắt huyền cầm là tay phải dùng que gẩy Suldae gẩy dây đàn giống như đàn tranh 6 dây Geomungo, tay trái dùng miếng ngọc Nongok ấn vào dây để tạo và điều chỉnh âm thanh. Đặc trưng của đàn sắt huyền cầm Cheolhyeongeum là thể hiện hoàn hảo âm thanh truyền thống của dân tộc trên nhạc cụ có dây bằng kim loại. 


* Nhạc phẩm Miryang Arirang (Arirang vùng Miryang) / Kim Se-yong (đàn Nhị Hồ)

* Khúc dân ca Baechigi (Chơi nhc gõ truyn thng trên thuyn) ca vùng Seodo / nhóm nhc Taal 

* Nhạc phẩm Hwadu theo thể loại vũ điệu múa hát lên đồng vùng duyên hải biển Đông Hàn Quốc / Kim Myeong-dae (hát), Yoo Kyung-hwa (đàn sắt huyền cầm Cheolhyeongeum)

Lựa chọn của ban biên tập