Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Dòng chảy của chiếc trống (Choi Il-am)

2020-04-21

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


““Bố về đây làm gì? Trong lúc tôi với mẹ phải lượm thuốc lá Mỹ nấu cháo cầm hơi thì bố ở đâu, làm gì? Bố nhận tiền công đánh trống trong những cuộc rượu rồi lại đem cho bọn kỹ nữ đúng không?”

“Không, bố phải để nguyên cái trống ở đó. Nó phải được giữ nguyên ở vị trí này để làm chứng cho khoảng trống giữa bố và tôi, và để tôi xem bố trân trọng tôi hay suốt đời chỉ quan tâm đến cái trống ấy! Tôi chỉ xin bố hãy luôn nhớ rằng, bố không còn là nghệ nhân chơi trống nữa, mà là người cha, người ông trong cái nhà này!””


“아버지, 왜 돌아오셨습니까.

 제가 어머니와 양키담배를 골라낸 꿀꿀이 죽으로 

 주린 배를 채우고 있을 때,

 아버지는 어디서 무얼 하셨습니까?

 시골의 3류극장에서 소리꾼들의 장단을 맞추고 있었습니까?

 아버지는 끝끝내 제 앞에 현신하지 말아야 옳았습니다.

 아버지가 우리 가족의 면전에서는 북장이가 아니라는 사실을

 알아주셨으면 하는 겁니다. 그냥 아버지로 남아있으면 됩니다”



Với con trai ông Min, chiếc trống là hình ảnh của quá khứ đau khổ, tủi hờn.



“ “Ông mà gõ trống này để đệm đàn cho mấy bài nhạc Pop bây giờ thì thế nào nhỉ?”

“Soo-gyeong này, anh cháu bị bắt có phải vì ông hay cái trống này không?”

Tùng tùng, tùng, cắc!

“Không liên quan gì đâu ông ạ. Nhưng cháu có điều này muốn hỏi. Chúng cháu chỉ cách nhau có 4 tuổi thôi. Sao anh cháu lại mê tiếng trống của ông, còn cháu thì chỉ thấy ồn ào thôi?”

“Chắc là anh cháu cũng bị nghiệp vận vào người giống ông. Cái nghiệp với chuyện đi biểu tình khác nhau thế nào nhỉ?”


Tùng tùng, tùng, cắc!

 “Ông nói gì cháu chẳng hiểu. Ông chẳng chú ý nghe cháu hỏi gì cả!”

Chẳng chú ý tới cô cháu gái bên cạnh, ông Min khẽ nhắm mắt và gõ trống thật mạnh.”


“할아버지 이 북으로 팝송 반주를 하면 어떻게 될까요?” 

“수경아, 늬 오래비가 붙들려간 게, 나나 이 북과도 관계가 있겠지?


둥 둥 둥 딱 뚝


“무슨 상관이 있겠어요. 그보다도 궁금한 게 있어요.

 오빠와 저와는 네 살 터울이거든요.

 그런데 오빠는 할아버지의 북소리에 푹 빠져있고,

 솔직히 저는 잡음으로만 들려요. 그 차이는 무엇일까요?”

“아무래도 그 녀석이 내 역마살을 닮은 것 같아. 

 역마살과 데모는 어떻게 다를까”


딱 둥둥 뚝.


“할아버지, 지금 무슨 말씀을 하고 계세요.

 제 말은 들은 둥 만 둥 하구요”

손녀의 새살거림을 한 옆으로 제쳐놓으며

민 노인은 눈을 지그시 감고 더 크게 북을 두드렸다. 



Nhà phê bình văn học Jeon So-young

Nhìn xuyên suốt tác phẩm có thể thấy rõ “dòng chảy của chiếc trống”: trống với người ông chỉ đơn thuần là lý tưởng nghệ thuật; trống với người con trai chỉ khiến anh nhớ lại thời thơ ấu vất vả, nghèo khổ; trống với người cháu tượng trưng cho khát khao vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng lý tưởng này không xa rời thực tế mà vẫn bám rễ vào thực tại đời sống.




Đôi nét về tác giả Choi Il-am (sinh ngày 29/12/1932 tại Jeonju, tỉnh Bắc Jeolla) 

- Đăng đàn với tác phẩm “Gãi ngứa” năm 1956

- Nhận giải thưởng Văn hóa bộ môn Văn học Thành phố Seoul lần thứ 61 năm 2012, giải thưởng Văn học Yi-sang năm 1986, v.v.

Lựa chọn của ban biên tập