Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Vị trí của âm nhạc trong đời sống của người dân Hàn Quốc xưa

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-05-13

Âm điệu ngàn xưa


Âm nhạc là kế sinh nhai của những người bần hàn

Truyền rằng xưa kia ở Hàn Quốc, đến người ăn mày cũng giữ liêm sỉ. Dù phận đời sống bằng đồ bố thí nhưng họ không ăn không của ai bao giờ, chí ít thì họ cũng bổ gánh củi hay múa hát mua vui cho người hảo tâm. Khúc hát phổ biến của những người ăn mày thời đó là khúc “Gakseori Taryeong” (Khúc hát Ăn mày) hay còn gọi là Jangtaryeong (Khúc hát phiên chợ). Jangtaryeong vốn là khúc hát của những người bán hàng rong. Giờ đây, đôi khi chúng ta vẫn thấy những người bán hàng rong ở Hàn Quốc có những thao tác biểu diễn khá độc đáo bằng chân hoặc tay để thu hút khách hàng. Khúc hát Jangtaryeong xưa kia cũng được thể hiện như vậy. Ở các địa phương xứ Kimchi thời xưa, cứ 5 ngày lại có một phiên chợ. Nếu ở làng này, ngày mùng 1 và mùng 6 có phiên chợ thì ở làng bên, phiên chợ sẽ rơi vào ngày mùng 2 và mùng 8. Chính vì thế, những người bán rong Jangdolbaengi thường bận bịu đi bán hàng khắp nơi. Khúc hát Jangtaryeong đã lột tả một cách sinh động và hài hước diện mạo của những người bán rong. Những người ăn mày vì yêu thích câu hát này nên thường vừa hát vừa bắt chước động tác của người bán rong. 


Jangtaryeong là khúc hát điểm tên các chợ phiên nổi tiếng ở Hàn Quốc thời xưa. Cũng có phiên bản Jangtaryeong lấy các từ một, hai, ba…. làm câu hát như sau: 

Mt! Tháng Mt đêm trưng Sao Mai mc

Hai! Dòng Tn Hoài chia hai đón cánh chim hi âu trng 


Không phải người ăn mày nào cũng hát hay hát giỏi, thay vì ca hát họ lại kiếm miếng cơm manh áo bằng ngón đàn tiếng sáo. Chuyện kể rằng thi sĩ Jo Su-sam nói trên đã ghi chép về một người chơi đàn nhị Haegeum rất kỳ lạ mà ông từng gặp hồi 5, 6 tuổi. Qua con mắt của cậu bé 5 tuổi, người nghệ sĩ đó trông khoảng 60 tuổi, vừa tấu vừa trò chuyện với cây đàn nhị Haegeum, bắt chước âm thanh của động vật, cỏ cây, chẳng khác nào đôi vợ chồng thủ thỉ cùng nhau. Người nghệ sĩ nhẹ nhàng kêu: “Đàn nhị Haegeum ơi! Hãy chơi một bài đi nào!”, cây đàn nhị như hiểu ý bèn say sưa tấu một ca khúc mùi mẫn. Có người đang thưởng thức bỗng thất thanh kêu lên “Kìa! Sóc kìa!”, tiếng đàn nhị Haegeum của ông ngay lập tức tấu lên những âm điệu giống như chú sóc giật mình chạy quanh chiếc vại đất nung trước nhà mấy vòng rồi chui tọt xuống dưới đáy vại. Điều đáng nói là 50 năm sau, khi cậu bé Jo Su-sam 5 tuổi thời đó bước sang tuổi 61, người nghệ sĩ đàn nhị Haegeum luống tuổi thuở nọ lại đến nhà ông tấu đàn để xin đồ bố thí. Không rõ cậu bé Jo Su-sam đã đoán nhầm tuổi người nghệ sĩ năm xưa, hay người ăn mày tới nhà ông năm ông 61 tuổi chính là con trai của người đó, có ngoại hình giống cha và nối nghiệp đàn nhị Haegeum của cha. 


Âm nhc là cách giãi bày khát vng

Trong cuốn Chujaegii (Thu trai kỷ di) của thi sĩ Jo Su-sam ở thời hậu Joseon có nhân vật Tongyeongdong (tên gọi đứa trẻ đến từ vùng Tongyeong) đã giúp phổ biến khúc ca Saetaryeong (Khúc hát các loài chim). Chuyện kể rằng hồi nhỏ, đứa bé này đã để lạc mất em. Để tìm lại đứa em bị thất lạc, đứa trẻ đã đi lang thang khắp làng trên xóm dưới, vừa đi vừa nghêu ngao hát khúc ca Saetaryeong lấy đặc trưng của các loài chim để ám chỉ con người. Khúc hát có đoạn:

Vàng anh hót hay cho làm v l

Chim én nói gicho làm hgái


Khúc ca này khác với khúc hát Saetaryeong có lời ca “Chim bay, các loài chim tung cánh bay” mà bây giờ chúng ta hay hát. Khúc ca Saetaryeong của đứa trẻ đến từ Tongyeong bị lạc mất em thể hiện khao khát được bay lượn trên bầu trời giống các loài chim để tìm thấy đứa em đang ẩn náu đâu đó. 


* Nhc phm Jangtaryeong (Khúc hát phiên chợ) / Kim Yong-wu

* NhphSaetaryeong (Khúc hát các loài chim)/nhóm nhtruythng Toris

Nhạc phẩm Circus (Gánh xiếc) / Gang Eun-il (đàn nhị Haegeum)

Lựa chọn của ban biên tập