Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Âm nhạc truyền thống ở vùng biển đảo ở Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-05-20

Âm điệu ngàn xưa


Âm nhạc truyền thống ở các vùng ven biển ở Hàn Quốc

Cá đù Jogi ở Hàn Quốc vốn có tên gọi là Jongeo, âm Hán là “Tông ngư”, và được coi là loài cá thượng hạng. Cá đù Jogi có vị thơm ngon, trước kia được đánh bắt chủ yếu ở vùng ven biển phía Tây bán đảo Hàn Quốc. Những thuyền cá đầy ắp cập bến mỗi ngày luôn đem lại niềm vui và tiếng cười giòn giã cho các xóm chài. Cá đù Jogi sinh sản vào mùa đông ở vùng biển ấm phía Nam bán đảo Hàn Quốc. Sang xuân, luồng cá di chuyển dần lên phía Bắc. Tới khi hoa đỗ quyên Jindallae nở thì loài cá này lại đổ về trước cửa biển Yeonggwang (tỉnh Nam Jeolla). Truyền rằng hàng năm cứ tới độ này, người dân ven biển nơi đây lại mất ngủ vì tiếng cá đù Jogi réo gọi nhau trong mùa sinh sản. Tới quãng tháng 5 thì luồng cá di chuyển tới đảo Yeonpyeong (tỉnh Gyeonggi). Bây giờ, nguồn cá đù Jogi ở Hàn Quốc đã giảm đáng kể đến mức quý hiếm. Việc người dân xóm chài từ bờ biển phía Nam tới phía Bắc Hàn Quốc lấy chuyện đánh bắt cá đù Jogi làm chủ đề trò chuyện đã chỉ còn trong lời kể

Sang xuân, cá cơm Myeolchi cũng là một trong những loài hải sản có sản lượng khai thác lớn ở Hàn Quốc. Cá cơm Myeolchi có kích cỡ nhỏ, thường là con mồi cho những loài cá lớn. Có lẽ vì thế nên để sinh tồn, số lượng và khả năng sinh sản của giống cá này rất dồi dào. Mùa xuân là mùa sinh sản của cá cơm Myeolchi. Mỗi con cá đẻ khoảng 5.000 trứng một lần, và chỉ một, hai ngày sau, trứng cá đã nở thành con. Ngư dân chỉ cần đón đúng luồng cá thì sẽ nặng tàu trong mỗi lần ra khơi. Dân chài Hàn Quốc có thể đánh bắt cá cơm Myeolchi quanh năm trừ những ngày đông lạnh giá. Trong ca khúc “Myeolchi Jabi” (Đánh bắt cá cơm) được chuyển thể từ Baetnorae (Khúc hát mạn thuyền) của vùng biển phía Nam Hàn Quốc có đoạn:

Đi nào! Đi nào! Quạt mái chèo ra biển khơi rộng lớn

Được mùa cá cơm, vui vui quá là vui


Làn điệu truyền thống trên đảo Jeju

Cuộc sống và cái chết luôn đồng hành trong đời sống người dân vùng biển. Biển khơi trông có vẻ bình lặng nhưng không biết lúc nào dậy sóng dữ, nhưng ngư dân chỉ cần chịu thương chịu khó là sống được. Đảo Jeju có nhiều gió, nhiều đá, và nhiều đàn bà nên còn có tên gọi là Samdado (Tam đa đảo). Điều này cũng có nghĩa là đàn ông trên đảo rất ít. Thế nên từ việc đồng áng đến lặn biển bắt hải sản, đa phần đều do người phụ nữ nơi đây đảm đương. Công việc của các nữ thợ lặn Haenyeo bắt đầu từ lúc họ lên thuyền chèo ra biển đến khu vực mò lặn. “Sống thế này cùng là sống hay sao” là câu ca các nữ thợ lặn Haenyeo thường hát khi chèo thuyền ra bãi đánh bắt. Họ cũng hát rằng:

Tích cóp từng đồng từng hào lẻ

Vào hết tiền rượu của anh chồng

Câu hát như lời trải lòng của những người đàn bà vất vả kiếm tiền, dù không thoải mái nhưng vẫn cố nén lòng chịu đựng.


* Khúc hát Sulbitaryeong của vùng Seodo / Yoo Ji-suk

* Ca khúc “Myeolchi Jabi” (Đánh bắt cá cơm) / Park Kwi-hee và Ahn Suk-seon (vừa hát vừa diễn tấu đàn tranh 12 dây Gayageum)

* Khúc hát “Haenyeo Norae” (Khúc ca nữ thợ lặn) / Kim Ju-ok và nhóm phụ họa

Lựa chọn của ban biên tập