Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Các loài cây trong câu hát xưa ở Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-06-03

Âm điệu ngàn xưa


Phận đời người tiều phu Namuggun trong câu hát Eosayong

Ở cái thời còn chưa có xăng dầu hay điện đóm, người Hàn Quốc thường lên núi đốn củi làm nhiên liệu nấu nướng và sưởi ấm trong mùa đông. Thế nên vào mùa thu, việc lên núi kiếm củi dùng cho cả mùa đông là vô cùng quan trọng với người dân nơi đây. Nhưng chuyện đời đâu có dễ dàng, những nơi có nhiều gỗ củi thì thường có chủ, nên đâu được ra vào tự do. Người dân phải vào tận rừng sâu núi thẳm thì may ra mới đốn được củi mang về. Không chỉ xa xôi, hiểm trở, mà kể cả có đốn được củi đi chăng nữa thì việc vận chuyển về tới làng cũng không đơn giản. Vậy nên thời đó, có những người tiều phu Namuggun chuyên đốn củi trên rừng mang xuống chợ bán. Tỉnh Gyeongsang, miền Đông Nam Hàn Quốc, có khúc ca Eosayong mà những người tiều phu thường hát trên đường lên núi đốn củi. Ca từ của khúc hát là lời than thân trách phận của những người lấy nghề đốn củi làm kế sinh nhai, rằng người ta may mắn được sinh ra trong gia đình nền nếp, giàu sang, có của ăn của để, được ăn sung mặc sướng, còn mình thì thân phận hẩm hiu nghèo đói, một mình cực nhọc giữa núi sâu rừng thẳm không một bóng người. 


Ở Hàn Quốc thời xưa, nếu mùa thu không chuẩn bị đủ củi đốt cho suốt mùa đông, tủi nhất là phải đi kiếm củi khi tuyết giăng trắng trời. Cành củi rụng thì bị tuyết che phủ, trèo lên cây đốn cành thì thân cây vừa trơn vừa ướt, chân tay cóng lạnh, có chặt được gánh củi thì để gùi được về nhà cũng muôn vàn gian nan. Khá nhiều người biết tới nhân vật nam Byeon Gang-soe trong nghệ thuật hát kể chuyện Pansori và dân ca vùng Seodo (tỉnh Hwanghae và Pyeongan nay thuộc Bắc Triều Tiên) với nhan đề “Byeongangsoe Taryeong”. Trong các nhạc phẩm này, Byeon Gang-soe là một gã đàn ông xấu tính không kém gì nhân vật người anh tham lam Nolbo trong trường ca hát kể chuyện Pansori Heungboga (Anh em nhà Heungbo). Nolbo tuy tham lam nhưng cũng hay lam hay làm, còn Byeon Gang-soe thì lười biếng vô độ, chưa bao giờ nghĩ tới việc phải lao động để có kế sinh nhai. Một ngày đông nọ, nhân vật nữ Ong-nyeo làu bàu sai Byeon Gang-soe lên rừng đốn củi. Vốn lười nhác nhưng vì bị Ong-nyeo cằn nhằn, cực chẳng đã nên hắn đành uể oải đứng dậy đi kiếm củi. Song thay vì đi chặt củi, hắn lại nhổ ngay tượng thần hộ vệ làng Jangseung dựng bên lề đường về làm củi, nên đã bị vật chết vì lời nguyền của thần làng. 


Các loài cây trong câu hát “Namu Taryeong”

Xưa kia, người Hàn Quốc dựng nhà hay làm thuyền đều phải dùng tới gỗ. Những dụng cụ sử dụng thường xuyên trong đời sống thường nhật như gùi Jige hay cán liềm Homi cũng được làm bằng gỗ. Vùng ven biển ở khu vực Incheon, miền Tây Hàn Quốc, có khá nhiều khúc hát liên quan tới chủ đề thuyền và đánh cá. Ví dụ như khúc ca Judaesori mà ngư dân hay hát khi bện thừng Judae dùng khi đánh bắt cá. Dân chài bện thừng Judae một lần mỗi năm, và thường hát câu ca “Namu Taryeong” (Khúc hát về các loài cây) khi đi chặt cây về làm nguyên liệu bện thừng. Khúc hát bắt đầu bằng câu:

Cây này! Cây ơi!

Ta đốn cây nào nhỉ…


Tiếp đến là những ca từ hóm hỉnh kể tên hàng loạt các loại cây trên rừng:

Va ti nơi cây Óc chó đón, phmông ngi Cu k t dòm

Si thng thn không li di trá, Dành dành kêu c cho là vy đi

Ca dao là cây Máu, môi chm môi là cây Hôn…

Nghe kỹ câu hát mới thấy các loài cây ở Hàn Quốc thật phong phú, và người xưa cũng thật khéo gán chuyện cho mỗi loài. Có lẽ ít ai biết được hết thảy những loài này. 


* Nhạc phẩm “Jige Eosayong” (Khúc hát cái gùi) / bô lão Shin Eui-geun

* Khúc dân ca “Byeongangsoe Taryeong” của vùng Seodo / Lee Eun-gwan

* Giai điệu dân ca “Julggoneun Sori” (Khúc hát bện thừng) và “Namu Taryeong” (Khúc hát về các loài cây) của vùng Incheon / bô lão Park Yi-seop

Lựa chọn của ban biên tập