Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Khi ta 64 (Lee Cheong-hae)

2020-06-09

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


“Tôi nhìn qua lớp nilon trong và mỏng thấy có chiếc khăn tay, vài mẩu giấy và một số hàng mẫu mỹ phẩm. Tôi mở nút thắt túi nilon, đúng là kiểu buộc của bà. Tôi giật mình khi thấy bên trong là hai chiếc khăn tay tỏa ra mùi của bà. Đúng vậy! Đúng là mùi của bà mà. Đó không phải mùi mồ hôi mà là mùi hoà quyện của rất nhiều thứ, tựu chung là mùi người già.”


얇고 투명한 봉투 안에는 얼핏보니 

손수건과 쪽지들과 화장품 샘플 같은 게 들어있었다.

나는 비닐 봉투의 매듭을 풀었다.

할머니가 묶은 것이었다.

내용물들을 쏟았다.

순수건은 두 장이었는데 희미한 어떤 냄새가 났다.

할머니 냄새였다.

땀내는 아니고, 이것저것이 뒤섞인 노인 냄새라고나 할까.



Ye-eun không tập trung vào buổi học nhóm lúc tối mà lại lôi túi nilon đựng đồ của bà ra xem. Trong những mẩu giấy ghi địa chỉ của các bác, ngày cưới của các anh chị họ, ngày giỗ của ông, cô còn thấy một tờ giấy khá to ghi “Lời cầu nguyện yên nghỉ”.



“ “Con xin kính cẩn trước hơi thở cuối cùng của Người.

Con cũng xin Người hãy nhận lấy hơi thở cuối cùng của đời con.

Khi con rời khỏi trần gian này, con không biết có thể tự do dùng trí tuệ của mình hay không,

Bởi vậy trong giây phút này, con xin nguyện hiến dâng lên Người mọi đau khổ nơi cõi trần và những đau đớn của phút lâm chung.”


 “Tôi nghe kể là bà giờ đã lẫn lắm rồi, đâu còn dùng được trí tuệ của mình hay nhờ trí tuệ của người khác để chống đỡ bệnh tật nữa. Thật không ngờ là dù không được học hành nhiều, nhưng trong lúc minh mẫn bà vẫn lặng lẽ chuẩn bị việc hậu sự cho mình. Tôi thấy lòng nặng trĩu khi lần đầu tiên trong đời nghĩ đến giây phút cuối cùng của chính mình.”


 <나 당신의 마지막 숨을 흠승하오며

 나의 마지막 숨을 당신께서 받으시기를 간구하나이다.

 내가 세상을 떠날 때 내 지혜를 자유로이 사용할는지

 지금 알지 못하오니,

 이제부터 나의 임종의 고통과 모든 괴로움을 당신께 봉헌하나이다. >

 

‘내가 듣기로 지금 할머니는 지혜를 사용하기는커녕 남의 지혜로도 생존이 어려운 상태였다.

 별로 많이 배우지 못한 할머니도 정신이 있었을 때는

 이토록 아리땁게 당신의 최후를 준비했구나, 하는 생각이

 충격 비슷하게 다가왔다.

 생전 처음 나의 최후가 떠올라 마음이 무거웠다’



Giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul Bang Min-ho 

Nhà văn đã có nhiều trăn trở và khai thác sâu về những vấn đề liên quan đến người bà. Người bà đã bị chính những thành viên trong gia đình lãng quên. Ngay cả cô cháu gái là sinh viên đại học, được bà chăm sóc từ nhỏ cũng không biết bà hiện tại ra sao. Điều này phản ánh chất lượng đời sống ngày càng cao thì thế hệ người cao tuổi ngày càng đông đảo và đặt ra nhiều bài toán nan giải cho xã hội hiện đại. Đây cũng là một trong ít truyện ngắn đề cập nghiêm túc về vấn đề người cao tuổi bị bỏ rơi và xa lánh.




Đôi nét về tác giả Lee Cheong-hae (sinh ngày 30/6/1948 tại thành phố Gwangju) 

- Đăng đàn với truyện ngắn “Buổi chiều” trên tạp chí “Văn học và tư tưởng” năm 1991.

- Nhận giải thưởng Văn học Phát sóng của Đài KBS năm 1990, v.v.

Lựa chọn của ban biên tập