Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Căn hộ số 213 (Kim Kwang-sik)

2020-08-11

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


Mùa mưa kéo dài khiến động cơ ở phòng máy bị ẩm ướt, cứ ba bốn ngày lại hỏng một lần. Lãnh đạo công ty bắt đầu không tin tưởng vào tay nghề của Kim Myung-hak, và buộc anh thôi việc với lý do không dự đoán được máy móc sẽ hỏng hóc.



“Lúc này, anh thấy đống máy móc như bầy quỷ đang tiến gần lại như muốn đè nát mình. Một nỗi cô đơn, trống trải chợt ùa về, xâm chiếm lấy trái tim anh. Đó vẫn là những cỗ máy in dấu bàn tay anh hàng ngày, nhưng khi nhận thức rõ là không còn được điều khiển chúng nữa, anh như thấy mình đang bị đẩy đến vực thẳm lạnh lẽo, đơn côi.


Đúng vậy, toàn bộ cái xưởng mà anh coi là chốn thân quen dường như đã trở mặt, như muốn chơi xấu, chế nhạo và coi khinh anh. Chính điều đó khiến anh thấy cuộc đời của mình sao thật vô nghĩa. Nộp xong lá đơn thôi việc, anh cầm mũ, bước ra khỏi xưởng in và cố nén nỗi lòng trống trải. Nhưng chính anh cũng nhận ra rằng bản thân mình đang bị bao trùm bởi những khoảnh khắc hư vô đầy bất lực này.”


그는 그 인쇄기들이 움직이는 괴물처럼 보였다.

또 자기를 덮칠 것 같이 노려보고 있는 것 같았다.


그는 강한 고독을 느꼈다.

공허한 가슴을 느꼈다.

매일같이 매만지고 바라보던 저 인쇄기들을

다시 대하지 못한다는 것으로 이렇게 차가운 고독이 절박해오는 것일까.


이 공장의 일체가 자기에게 적의를 갖고 자기를 조소하고 

자기와는 무관(無關)이라는 것이 이렇게도 자기를 공허하게 하는 것일까.



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Từ những năm 1950, xã hội Hàn Quốc bắt đầu thấm nhuần văn minh tư bản chủ nghĩa, những thành phố bắt đầu chuyển mình trong công cuộc cơ khí hóa, công nghiệp hóa. Người lao động vốn đóng vai trò chủ thể trong xã hội xưa bỗng trở thành một linh kiện, một phần nhỏ bé trong chuỗi máy móc dây chuyền của xã hội hiện đại. Những hành động tưởng như điên khùng, bất thường của anh Kim Myung-hak cuối truyện cũng chính là lời phê phán ngầm tới xã hội thực dụng, lạnh lùng đã đẩy con người vào bước đường cùng, và phủ nhận những giá trị lao động chân chính của người dân lương thiện.



“ “Thế để tôi hỏi ông một câu nhé! Có lúc nào lao động là tự nguyện không? Liệu trong tương lai có thứ lao động tự nguyện mà không hề bị cưỡng chế như ông nói không? 

 “Tôi chẳng biết quá khứ hay tương lai thế nào. Nhưng tôi đã làm hết trách nhiệm, nghĩa  vụ của một kỹ sư. Để rồi sao? Tôi bị đuổi chỉ vì không dự đoán được máy sẽ bị hỏng hóc? Tôi là quỷ à? Rõ ràng cái xã hội này bắt con người ta phải làm quỷ mà!” 

 “Thế mới nói là con người hiện đại ngày nay cô độc lắm!” 

 “Đừng có lấy cô độc ra mà an ủi tôi. Cô độc là cái thá gì?” 

 “Thế ông muốn trở thành người tự do lắm à? Học cơ khí ra rồi muốn hô tự do trước đống máy móc hả? Tự do không phải là chốn trú chân, cũng không phải giới hạn lớn nhất đâu!””


“노동이 강제적이 아니고, 자발적으로 존재하던 시대는 있었나?

 미래에도 있을 수 있을 것으로 아나?”

“나는 역사고 미래고 몰라.

 그러나 나는 기사로서 직장의 의무와 약속을 성실하게 지켜왔다.

 그런데 나는 쫒겨났어. 사고전에 고장날 것을 발견 못했다구.

 나는 귀신이 아니야. 사람에게 귀신이 되라고 강요하는 거야 뭐야, 응”

“그러니까 현대인은 고독하지”

“자네는 고독이란 것을 가지고 위로하나, 고독이 무엇이야 고독이....”

“자네는 그럼 자유인이 되고 싶던가.

 기계과를 나온 놈이 기계 앞에서 자유를 부르짖나? 자유는 최고의 선은 아니야”




Đôi nét về tác giả Kim Kwang-sik (sinh ngày 18/1/1921 tại Yongchon, tỉnh Bắc Pyongan (nay thuộc Bắc Triều Tiên), mất ngày 03/12/2002) 

- Đăng đàn với tác phẩm “Khúc tùy hứng” trên tạp chí “Hệ tư tưởng” năm 1985

- Nhận huân chương Nhà nước hạng hai Moran năm 1986, v.v

Lựa chọn của ban biên tập