Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Chiếc áo khoác (Seong Seok-je)

2020-09-01

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng 


“Tôi tìm thấy chiếc áo khoác của cha khi đang dọn dẹp giường bệnh của ông sau khi ông mất.


Chiếc áo khoác đó được xếp cùng bộ âu phục mùa hè màu nâu, áo sơ mi, chiếc cà vạt lụa màu xanh da trời. Đây là đồ mang vào khi cha nhập viện, cất trong chiếc tủ gỗ ép đã vênh bản lề, rất khó đóng mở. Chiếc áo khoác màu nâu sẫm, nhìn dày dặn nhưng ruột bên trong lại mỏng và khá ngắn. Đây không phải dạng áo choàng dài mặc trong mùa lạnh mà là áo khoác nhẹ, phù hợp với mùa xuân.”


아버지의 외투를 발견한 건 

아버지가 죽고 난 뒤 병실을 정리하면서였다.


문이 비틀어져 잘 열리지 않는 합성목 옷장 속에

병원에 입원했을 때 입고 온

회색 여름 양복과 와이셔츠, 하늘빛 실크 넥타이와 함께 들어 있었다.

외투는 짙은 갈색이었고 무거워보였다.

보이기만 그랬을 뿐 옷감이 얇고 길이가 짧아

오버코트라기보다는 봄가을에 입는 톱코트에 가까웠다.



Sau tang lễ của cha, mùa thu qua đi vội vã, thoáng chốc đã thấy gió lạnh ngập tràn không khí. Đến một ngày nọ..



“Tôi đi vòng quanh phòng khách và dừng chân trước chiếc áo khoác đang treo phía đầu giá treo quần áo. Những sợi chỉ lại lòng thòng chảy xuống. Rõ ràng tôi đã khâu phần gấu lại, nhưng chỉ vẫn cứ thòi ra ở đúng những vết khâu cũ, nhìn như những chùm rễ cây con.


Chiếc áo trông dày dặn và mới hơn. Nhưng tôi lại thấy khó chịu. Trông nó giống hệt áo của một gã thanh niên lăng nhăng, trơ trẽn nhưng tràn đầy sinh khí. Những bộ quần áo treo cạnh tự nhiên nhìn thật nhăn nhúm, ủ rũ giống hệt người vừa bị lính viễn chinh đánh cho một trận tơi tả, hay một ông nông dân oan ức bị tước đất và tài sản.”


방으로 발길을 돌리려다보니

행거 맨 앞자리에 걸린 외투가 눈에 띄었다.

실밥이 다시 튀어나와 있었다.

실로 꿰맨 자리를 따라 줄지어 비어져 나왔는데

나무의 실뿌리를 연상시킬 정도로 많았다.


외투는 전보다 더 커지고 새옷 같은 느낌을 주었다.

기분이 나빠졌다.

뻔뻔스럽고 혈기 넘치는 장년의 바람둥이에게 

잘 어울릴 옷처럼 보였다.

외투곁에 있던 옷들은 왠지 후즐근하고 구겨진 것이

원정군 병사에게 흠씬 두들겨 맞거나 약탈을 당한 시골 농부 같았다. 



Nhà phê bình Văn học Jeon So-yeon

Ai cũng sẽ có ít nhất một món đồ để yêu quý, nâng niu, và vì lúc nào cũng trân trọng mang theo nên sẽ đến lúc món đồ cũng mang dáng vẻ của chủ nhân. Trong tác phẩm này, chiếc áo khoác chính là món đồ mà người cha vô cùng trân quý lúc sinh thời. Nhân vật chính hiện lên là một người con trai khá khô khan, không hay để lộ tình cảm, nội tâm, nhưng chi tiết anh mặc chiếc áo khoác của cha lại vô cùng cảm động. Đối với anh, chiếc áo cũ kỹ, sờn bạc này cũng là một phần của cha, nay ở cạnh anh cũng giống như gen di truyền mà cha để lại. Tuy đã cố làm ngơ, nhưng anh vẫn phải thừa nhận là rất yêu quý cha, càng không hiểu thì anh lại càng muốn khám phá, nhập tâm vào cuộc đời và tâm tư của cha qua sợi dây kết nối là chiếc áo khoác này.




Đôi nét về tác giả Seong Seok-je (sinh ngày 5/7/1960 tại Sangju, tỉnh Bắc Gyeongsang) 

- Đăng đàn với tác phẩm thơ “Người lau kính” trên tạp chí “Tư tưởng Văn học” năm 1986.

- Nhận giải thưởng Văn học của Nhật báo Hankook lần thứ 30 với tác phẩm “Lang thang” năm 1997, v.v..

Lựa chọn của ban biên tập