Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Sắc thái dí dỏm hài hước trong âm nhạc Jeongga của Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-09-09

Âm điệu ngàn xưa


Bản chất của âm nhạc Jeongga

Jeongga (Chính ca)  là lối hát ưa chuộng của giới phong lưu xưa ở Hàn Quốc. Khác với dân ca Minyo, Jeongga  được biểu diễn chậm rãi, thư thái, và người ta thưởng thức dòng âm nhạc này để kiềm chế cảm xúc. Chính ca được chia thành ba dòng là thơ phổ nhạc Gagok, Sijo và Gasa. Trong đó, Gasa là dòng vừa hát vừa có ca từ dài hơn hai dòng Gagok và Sijo. Jeongga có nhịp điệu chậm, ca từ đa phần là thơ Hán cổ khó hiểu nên giờ đây không còn được khán thính giả ưa thích. Gần đây, bằng các biện pháp cải biên và sáng tác mới, giới âm nhạc truyền thống đã cho ra mắt nhiều nhạc phẩm Jeongga mang hơi thở thời đại như khúc ca Chunmyeongok (Xuân miên khúc). Khúc ca có đoạn: 

Nắng xuân ấm nhoài mình rời đi

Kẽo kẹt cổng tre he hé mở

Hoa ngoài hiên chợt bừng nở rộ

Mơn trớn cánh bướm lượn vòng quanh


Nét hóm hỉnh hài hước trong âm nhạc Jeongga(Chính ca)

Giờ đây, khá nhiều người Hàn Quốc có thói quen tắm hơi khi cảm thấy mệt mỏi. Truyền rằng xưa kia, người ở vùng Hwanghae và Pyeongan thường cùng nhau hát để có thể ngâm mình lâu hơn trong dòng nước khoáng nóng lộ thiên. Mở đầu là khúc hát đếm từ 1 đến 100, rằng:

Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bẩy, tám, chín, mười

Mười là một chục, mười lăm trăng rằm mới sáng


Đếm đến 20 lại có câu:

Hai mươi, hai mươi, bách bnh tiêu tan trong nưc nóng


Đếm đến 30 thì có câu:

Gp cnh bun biết đi đâu k, tr thành ngưi côi cút cô đơn


Cứ như vậy, bài hát được tiếp nối bằng những câu ca dí dỏm vui nhộn tương đương với các con số

Sáu mươi là ta đã sng trn kiếp này

Sang sáu mt là phi vay thêm mng ca Đông Phương Sóc


By mươi là tht thp thưng niên,

thân già mang gy trúc hài rơm thêm bu rưu

c ra thiên lý giang sơn mi thy nhân gian tht thp c lai hy


Tám mươi tui nuôi cháu đến bao gi mi đưc hưng vinh hoa

Thà trng thông dng đình Jeongja cho tha


Chín mươi tui, mt ngày xuân rng nng, 

đi giy rơm vào núi thm rng sâu

Tng kinh nim pht tĩnh tâm hc tp


Cứ như thế, những người ngâm mình trong suối nước nóng hát bài ca đếm số tới 100, và cùng lớn tiếng kết thúc bằng câu “Mang nước lạnh tới đây, nóng quá đi thôi!”. 

Xưa kia, khi kỹ thuật xay xát chưa phát triển, khó có thể loại sạch đá sạn và tạp chất trong gạo. Vậy nên khi ăn cơm, nhai phải sạn hay vỏ trấu là chuyện rất đỗi bình thường. Trong khúc tạp ca “Bawi Taryeong” (Khúc ca tảng đá) có đoạn:

Bụng đói, niêu cơm đầy thóc, đá

Thóc đá nhiều bởi người không bên ta

Đá trong cơm là đá ở đâu đây?


Khúc tạp ca hóm hỉnh đã đưa các mỏm đá nổi tiếng trên cả nước vào niêu cơm. Bài hát kết thúc bằng hình ảnh sau khi vất vả lắm mới ăn xong bát cơm, nhân vật chính vừa xỉa răng vừa tính húp hớp cháo cháy tráng miệng, nhưng vừa mở vung niêu cơm thì thấy bò ra một đôi toan nghê Haetae (con vật trong tưởng tượng có mình sư tử, đầu rồng) đá hoa cương, vốn phải túc trực trước cổng Gwanghwanmun (Quang Hóa Môn). Trong quan niệm của người Hàn Quốc, toan nghê là linh vật biết phân biệt phải trái và ngăn chặn tai ương. Có lẽ sau một hồi ca hát ví von hóm hỉnh như vậy, người đãi khách bát cơm có sạn cũng đỡ ngượng ngùng xấu hổ. 


* Nhạc phẩm “Ohue Keopi” (Cốc cà phê buổi chiều) lấy cảm hứng từ Chunmyeongok (Xuân miên khúc) / nhóm nhạc Modern Gagok

* Khúc ca đếm s Gwanhamsegi ca vùng Seodo / Oh Bok-nyeo 

* Nhạc phẩm “Bawi Taryeong” (Khúc ca tảng đá) / Park Sang-ok 

Lựa chọn của ban biên tập