Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Tâm tình người Hàn Quốc trong tiết thu

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-09-23

Âm điệu ngàn xưa


Nỗ nhớ những người thân thương trong tiết thu

Người Hàn Quốc coi phượng hoàng như một loài linh điểu và tin rằng phượng hoàng sẽ xuất hiện khi xã hội thái bình thịnh trị hay khi có vĩ nhân xuất hiện. Ngày nay, trên huy hiệu của Tổng thống Hàn Quốc cũng khắc hình hai chú chim phượng hoàng. Đây chính là niềm tin và kỳ vọng của người dân Hàn Quốc, mong sao vị Tổng thống của quốc gia sẽ trở thành một đấng anh quân, quan tâm chăm sóc đời sống người dân và gây dựng xã hội thái bình thịnh trị. Truyền rằng phượng hoàng rất kén đồ ăn chốn ở, chỉ ăn quả tre và làm tổ trên cây bích ngô đồng. Thế nên giới học giả Hàn Quốc xưa kia thường trồng cây bích ngô đồng xung quanh phòng khách trong khuôn viên nhà. Lá cây bích ngô đồng khá lớn, vào những ngày nắng gắt mà ngồi dưới gốc cây thì thật mát, nhưng trong những đêm mưa to gió lớn lại khó mà ngủ được vì tiếng những giọt mưa rơi lộp độp trên tàu lá. Do đó, cây bích ngô đồng thường gợi cảm giác man mác buồn, đặc biệt trong những ngày thu ảm đạm. Byeosachangi (Bích sa song) là tác phẩm thơ phổ nhạc Gagok dành cho giọng nam kể về một học giả Hàn Quốc trồng cây bích ngô đồng sát bên phòng khách. Khúc ca có đoạn:

Ánh trăng xanh lướt nhẹ qua cửa sổ
 Ngỡ là người ta vội cất bước ra
 Bóng dáng người đâu sao chẳng thấy
 Chỉ một vầng trăng sáng đẫy đà
 Lá bích ngô đồng thấm đẫm giọt sương xa
 Bóng phượng hoàng kiêu kỳ rỉa cánh
 May sao trời khuya đêm thanh vắng
 Nếu là ngày thì mất mặt với dân gian

Lời ca diễn tả tâm trạng của một người đang tưởng nhớ hình bóng người mình yêu dưới ánh trăng xanh bên thềm cửa sổ. Cái bóng thấp thoáng sau khung cửa làm chàng nhầm tưởng là người yêu đến với mình nên vội chạy vụt ra, nhưng chẳng thấy bóng ai ngoài ánh trăng đơn độc. Nhân vật chính hụt hẫng, tẽn tò, đành phải bịa ra bóng chim phượng hoàng đậu trên cành ngô đồng trước nhà rỉa cánh. 


Hôm qua là tiết thu phân, ngày có thời gian ban ngày và ban đêm dài bằng nhau. Giờ thì hơi nóng hầm hập của những buổi trưa hè đã rời xa, nhường chỗ cho những cơn gió se lạnh của tiết thu. Đứng trước những cánh đồng lúa chín vàng trĩu bông, hẳn ai cũng chột dạ nhận ra rằng một năm lại sắp trôi qua rồi. Và trong lúc chạnh lòng xen lẫn tiếc nuối này, hình ảnh những người thân thương lại như một thước phim thoảng qua trong tâm trí. 

Trích đoạn Chuwolmangjeong (Thu nguyệt mãn đình) trong trường ca hát kể chuyện Pansori Simcheongga (Người con gái hiếu thảo Sim Cheong) có đoạn tả nỗi nhớ cha ở chốn quê nhà của nàng Sim Cheong. Sau khi Sim Cheong đã trở thành hoàng hậu, một ngày nọ ngước mắt nhìn đàn ngỗng trời bay ngang qua, nàng thầm nghĩ: “Hồi còn ở dưới quê, mình cũng đã từng nhìn thấy những đàn ngỗng trời bay ngang qua làng. Liệu đàn ngỗng kia có bay tới làng mình không nhỉ? Nơi đó, cha mình chắc đang đau buồn vì nghĩ rằng đứa con gái duy nhất của ông đã chết. Ngỗng trời ơi, trên đường qua làng tôi, làm ơn nhắn cho cha tôi biết rằng tôi vẫn còn sống và rất hạnh phúc!”

Ở phương Tây xưa kia, người ta dùng chim bồ câu để đưa thư. Còn ở Trung Quốc thời nhà Hán, có một người tên là Tô Võ đã buộc thư vào chân ngỗng trời gửi tin báo mình đã bị quân địch bắt giữ. Sim Cheong vội vàng viết những dòng thư đẫm nước mắt gửi cha, nhưng viết xong lá thư thì đàn ngỗng trời đã bay xa. 


Mùa thu, mùa hi hp du ngon

Thời tiết mùa xuân và mùa thu dịu mát, không lạnh cũng chẳng nóng, đọc sách hay làm việc đều cảm thấy thoải mái. Nhưng hơn hết, đây là thời điểm du ngoạn vui chơi lý thú nhất. Xưa kia ở Hàn Quốc, vào mùa xuân và mùa thu, các nhóm bạn bè và người thân thường rủ nhau lên núi vãn cảnh, vui chơi trên những bãi cỏ rộng, hoặc cùng làm bánh rán hoa Hwajeon nhấm nháp với vài nậm rượu, rồi ngâm thơ hay vui vẻ cất lời ca tiếng hát. Xuân sang có bánh hoa đỗ quyên Jindallae, thu về lại có bánh hoa cúc Gukhwa. Tạp ca Heungtaryeong của vùng Namdo có đoạn: 

Ngoài khung cửa ta trồng khóm cúc,

Dưới khóm hoa ta ủ bình rượu thơm

Rượu chín, cúc nở cũng là lúc bằng hữu tới, trăng lên cao,

Lại được cùng người tấu nhạc, xướng ca, trò chuyện thâu đêm.


Đêm thu trăng thanh gió mát, tiếng dế và tiếng chim rả rích thâu đêm. Khúc tạp ca Heungtaryeong (Hứng khởi) của vùng Namdo ở Hàn Quốc có nhịp điệu chậm rãi, ca từ lâm ly, thường đề cập tới các câu chuyện tình yêu, ly biệt và chuyện đời.

Khúc ca cũng có đoạn:

Thế gian hư vô đời người vô định

Đường cười đường khóc nghĩa lý chi!

Lang bạt muôn nơi tìm đường cười sao chẳng thấy

Nam mô a di đà thành tâm niệm Phật

Hận kiếp này mong được hóa giải ở kiếp sau


* Tác phẩm thơ phổ nhạc Gagok dành cho giọng nam Byeosachangi (Bích Sa Song) / Lee Dong-gyu 

* Trích đon Chuwolmanjeong (Thu nguyt mãn đình) trong trưng ca hát k chuyn Pansori Simcheongga (Ngưi con gái hiếu tho Sim Cheong) / Seong Chang-sun

* Tạp ca Heungtaryeong (Hứng khởi) của vùng Namdo / Kim Su-yeon và nhóm phụ họa 

Lựa chọn của ban biên tập