Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Căn hộ số 504, 604 (Seo Seong-ran)

2020-11-24

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


“Người hàng xóm nhà số 504 đang thong thả đi vào, cô đeo kính râm gọng tròn, đội mũ kiểu hoàng gia màu be. Cô còn mặc chiếc váy cộc tay màu xanh nhạt, tô môi đỏ, đeo vòng cổ, vòng tay và đủ thứ phụ kiện như thể là sắp đi nghỉ mát ở đâu đó vậy. Người phụ nữ ở căn hộ 604 biết rõ là hàng xóm nhà 504 lúc nào cũng ăn diện từ đầu đến chân, dù là đi siêu thị hay đi đổ rác.”


둥근 테 선글라스와 베이지색 왕골 모자로 멋을 낸 504호가

나푼거리며 들어온다.

하늘색 민소매 원피스 차림에 빨갛게 입술을 칠하고

목걸이며 팔찌며 온갖 장신구를 차고 나온 폼이

어디 멀리 바캉스라도 떠날 사람처럼 보인다.


슈퍼마켓에서 장을 보거나 쓰레기를 버리러 나갈 때도

504호가 머리끝에서부터 발끝까지 

한껏 치장을 한다는 것을 604호는 알고 있다.



Truyện ngắn “Căn hộ số 504, 604” của nhà văn Seo Seong-ran xuất bản năm 2015, kể về hai người phụ nữ sống trong hai căn hộ tầng trên và dưới trong một tòa chung cư.



“Căn hộ số 504 hoàn toàn khác với hình ảnh “người phụ nữ thanh lịch” mà mọi người trong chung cư biết bấy lâu nay. Chiếc tủ quần áo bị xệ một bên cánh cửa, váy và áo khoác cô mặc thường ngày treo rúm ró, những loại mũ được đội thành bộ với màu sắc của áo quần cũng bị vứt tứ tung mỗi chiếc một nơi trên sàn. 


Người hàng xóm nhà 604 giật mình khi thấy số 504 đang thở đều trở lại. 


Nhìn cô với bộ tóc trần thật lạ, vì từ trước đến nay, mỗi khi ra ngoài, thậm chí là cả khi mát-xa cô cũng đều đội mũ. Giờ thì số 604 cũng hiểu phần nào lý do khi ngắm kỹ khuôn mặt đầy tàn nhang, mụn và nếp nhăn của người hàng xóm. Người phụ nữ nhà 604 lạ lẫm khi nhìn thấy đỉnh đầu hói trắng của người phụ nữ nhà số 504, giống hệt như cảm giác khi cô thấy những vết chai sạn và mụn nước trên bàn chân của chồng mình.”


아파트 여자들에게 우아한 여자라는 별명으로 불리는

504호의 잠든 모습은 조금도 우아해 보이지 않는다.

문짝이 떨어져 나간 장롱에

504호가 입고 다니는 원피스며 재킷이며 치마가

우중충하게 걸려 있고

옷의 색깔과 모양에 맞춰 머리에 쓰고 다니는 모자들이

방바닥에 아무렇게나 쌓여 있다.


고르게 숨을 내쉬는 504호를 바라보던 604호가 움찔 놀란다.


외출할 때는 물론이고 마사지를 받을 때 조차 

쓰고 있겠다고 고집하던 모자를 벗은 504호의 민머리가 낯설다.

잡티와 기미며 주름까지 고스란히 드러난 맨 얼굴을 맡기면서

한사코 모자를 벗지 않았던 까닭이 무엇인지

604호는 비로소 알 것 같다.



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Những nhân vật trong truyện thoạt nhìn thấy xa lạ, nhưng thực ra lại luôn hiện hữu ở đâu đó trong đời sống quanh ta. Sống trong một xã hội coi trọng vật chất và đánh giá con người dựa trên giá trị vật chất đó, cả ba nhân vật trên đều đang đối mặt với sự cô đơn, day dứt và những vấn đề riêng. Bản thân họ lại thiếu sự thành thật và chia sẻ cho nhau nên bất hạnh cá nhân lại càng thêm day dứt. Người đọc khi chứng kiến những nhân vật này ở cạnh nhau nhưng không giao tiếp, không chia sẻ thì lại càng thấy bức bối, khó chịu hơn. Đây chính là cách mà nhà văn muốn lột tả sự đứt gãy tình người, sự cảm thông và giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội hiện đại.




Đôi nét về tác giả Seo Seong-ran (sinh năm 1967 tại Iksan, tỉnh Bắc Jeolla) 

- Đăng đàn năm 1996 với tác phẩm “Hòa bình của bà”, đạt giải hạng mục “Truyện vừa” của tạp chí “Văn học thực tiễn” lần thứ 3.

Lựa chọn của ban biên tập