Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Khởi sắc mới trong dòng âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2020-12-09

Âm điệu ngàn xưa

Khởi sắc mới trong dòng âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Âm nhạc mang sắc thái địa phương và nhạc lên đồng

Hàn Quốc không phải là một quốc gia rộng lớn nhưng do có nhiều sông núi nên ở mỗi vùng địa phương, khu vực lại có phương ngữ khác nhau. Nhờ phương ngữ đa dạng mà âm nhạc ở các địa phương cũng mang sắc thái riêng của địa phương đó. Trong tiếng Hàn, tiếng địa phương được gọi là “Bangeon” hay “Saturi” và âm nhạc mang bản sắc địa phương được gọi là “Tori.” Ví như các khúc hát Arirang của vùng Jindo hay các khúc dân ca Heungtaryeong hoặc Yukjabaegi của vùng Jeolla thường được gọi là “Yukjabaegi Tori”. Các khúc dân ca Susimga (Sầu tâm ca), Nanbongga (Lan phùng ca) của vùng Hwanghae hay Pyongan (nay thuộc Bắc Triều Tiên) được gọi là “Susimga Tori”. “Kwoejina Chingching Nane”, Arirang của vùng Miryang (tỉnh Gyeongsang), được gọi là “Menari Tori”. Lấy từ “Tori” này để đặt tên, Toris là nhóm nhạc truyền thống duy nhất của Hàn Quốc theo phong cách hát không nhạc đệm Acappella, chuyên hát các làn điệu dân ca của các địa phương. Các thành viên nhóm Toris gồm những nghệ sĩ chuyên hát kể chuyện Pansori, dân ca Minyo vùng Namdo (tức các tỉnh Jeolla), dân ca Minyo vùng Gyeonggi, dân ca Minyo vùng Seodo (tức các tỉnh Hwanghae và Pyongan) và nghệ sĩ hát không có nhạc đệm Acappella và hoạt động hơn 10 năm kể từ năm 2009


Chắc các bạn đã từng nghe tên nhóm nhạc truyền thống Ssing Ssing, nổi tiếng với phục trang và những màn biểu diễn phá cách trong các làn điệu dân ca của Hàn Quốc. Ca nương Chu Da-hye chuyên hát dân ca Minyon vùng Seodo là giọng ca nữ duy nhất của nhóm Ssing Ssing. Cô từng tâm sự rằng cô đã học được các biểu diễn âm nhạc truyền thống mang phong cách tự do nhờ việc hoạt động trong nhóm Ssing Ssing. Sau khi nhóm giải thể, Chu Da-hye đã cùng các nghệ sĩ đàn guitar, guitar bass và trống thành lập nhóm nhạc Chudahye Chagis, chuyên biểu diễn và phát hành đĩa nhạc lên đồng theo phong cách mới. Từ “Chagi” trong từ “Chagis” có nghĩa là “phần, chiếm giữ”, mang ý nghĩa là “Âm nhạc của Chu Da-hye” hoàn toàn phụ thuộc người làm nên âm nhạc và người nghe nhạc.

“Eheori Ssunggeoya” vốn là khúc hát lên đồng cầu nguyện mùa đánh bắt hải sản bội thu của người dân vùng duyên hải phía Tây ở Hàn Quốc. Dù không rõ nghĩa của từ “Ssungeo”, nhưng theo tương truyền thì các ông đồng bà đồng trong vùng nói câu Ssunggeo để cầu nguyện các vị thần linh ban phát cho nhiều cá. Và khi cầu nguyện tuổi thọ, lúc chia rượu cho mọi người, các ông đồng bà đồng cũng nói câu “Ssunggeo Junda”, tức là “cho Ssunggeo”.


Kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống và nhạc cụ phương Tây

Một nhóm nhạc truyền thống mang phong cách pha cách là Coreyah đã hoạt động được 10 năm. Từ “co” trong “Coreya” là “cổ”, nghĩa là “cổ xưa”. “rae”, âm Hán là “lai”, nghĩa là “hiện nay” và “yah” là “nhạ”, nghĩa là “thu hút”. Do đó, tên của nhóm nhạc được đặt tên Coreyah với mong muốn thu hút sự quan tâm của mọi người tới âm nhạc truyền thống thấm đượm cảm xúc tự bao đời của dân tộc. Coreyah là nhóm nhạc sử dụng hài hòa các nhạc cụ truyền thống của dân tộc như đàn tranh 6 dây Geomungo, sáo trúc ngang lớn Daegeum, trống phong yêu Janggu và nhạc cụ phương Tây như đàn Guitar hay trống Drum. Trước kia, giới nghệ sĩ âm nhạc truyền thống phân loại “âm nhạc truyền thống biến tấu” vào dòng “âm nhạc truyền thống”. Âm nhạc của Coreyah mang cốt cách và cốt truyện truyền thống nhưng lại mang phong cách “âm nhạc đại chúng”. Ở khía cạnh này, có lẽ Coreyah là nhóm nhạc đầu tiên xóa bỏ ranh giới giữa âm nhạc truyền thống Gukak và âm nhạc đại chúng K-pop.


* Khúc dân ca Saetaryeong (Giai điệu các loài chim) của vùng Namdo / nhóm nhạc truyền thống Toris 

* Khúc hát “Eheori Ssunggeoya” / nhóm nhạc Chudahye Chagis 

* Nhạc phẩm “Naneun Nae Unmyeong” (Ta là vận mệnh của ta) / nhóm Coreyah

Lựa chọn của ban biên tập