Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Phong cách âm nhạc truyền thống của danh nhân Hwang Byeong-gi

#Âm điệu ngàn xưa l 2021-01-20

Âm điệu ngàn xưa

Phong cách âm nhạc truyền thống của danh nhân Hwang Byeong-gi

Con đường đến với âm nhạc truyền thống của danh dân Hwang Byeong-gi


Cây đàn tranh 12 dây Gayageum của Hàn Quốc đã có lịch sử hơn 1500 năm, tức là nó đã xuất hiện trên bán đảo Hàn Quốc từ trước thế kỷ thứ VI. Xưa kia, người ta dùng gỗ cây ngô đồng để làm khung đàn tranh 12 dây Gayageum. Gần đây các nghệ sĩ thường dùng đàn tranh 25 dây cải tiến để tấu các bản nhạc sáng tác mới. Ở thời nay, đàn tranh Gayageum vẫn là loại nhạc cụ truyền thống quen thuộc nhất đối với người Hàn Quốc. Người đời biết tới đàn tranh Gayageum vì nó có âm thanh trong cao thanh thoát, diễn tả được những cung bậc sâu lắng của tâm hồn và không ngừng được cải tiến để biểu đạt tình cảm của con người trong xã hội hiện đại. Hwang Byeong-gi là nghệ nhân  có đóng góp lớn trong phong trào sáng tác mới dành cho đàn tranh 12 dây Gayageum. Trong những năm 1960, thời kỳ Hàn Quốc mới thoát khỏi đóng tro tàn của chiến tranh Triều Tiên, khi đa phần các nghệ sĩ âm nhạc truyền thống bỏ nghề hoặc vất vả mới phục dựng các nhạc phẩm truyền thống từng bị lãng quên do chiến tranh, thì Hwang Byeong-gi đã cho ra mắt nhạc phẩm “Sup” (Rừng cây). 


Nghệ nhân Hwang Byeong-gi bắt đầu học đàn tranh 12 dây Gayageum từ thời học cấp II năm 1951 ở thành phố Busan. Sau khi tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học quốc gia Seoul, được Trưởng khoa Âm nhạc truyền thống Hyeon Je-myeong đề nghị, ông Hwang Byeong-gi đã giảng dạy tại khoa. Thời đó, âm nhạc truyền thống bị coi nhẹ, nên thật khó tưởng tượng là một người tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học quốc gia Seoul lại trở thành một nghệ sĩ âm nhạc truyền thống. Thấy Hwang Byeong-gi có vẻ đắn đo, Trưởng khoa Hyeon Je-myeong đã thuyết phục rằng người học luật thì vô vàn chứ người theo chuyên ngành Gayageum thì rất hiếm.

Nghệ nhân Hwang Byeong-gi không đi theo lối mòn cũ mà ông đã tìm ngả đường mới cho âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. 


Thành tựu trong âm nhạc truyền thống của danh nhân Hwang Byeong-gi

Một trong những thành tựu có thể kể đến là nhạc phẩm “Sup” (Rừng cây) mà chúng ta vừa thưởng thức. Trong lúc đang sáng tác thơ phổ nhạc từ bài thơ “Cheongsando” (Non xanh) của thi sĩ Park Du-jin, ông nảy ra ý tưởng chuyển thể thành âm nhạc dành cho đàn tranh 12 dây Gayageum. Cũng nhờ nhạc phẩm này, nghệ nhân Hwang Byeong-gi đã được mời tham dự Liên hoan nghệ thuật âm nhạc thế kỷ XX, được tổ chức tại đảo Hawaii (Mỹ) với tư cách là một nhà sáng tác âm nhạc. 


Nhạc phẩm “Chimhyangmu” (Trầm hương vũ) được Hwang Byeong-gi sáng tác năm 1974 dựa trên óc tư duy về âm nhạc thời Silla (từ năm 57 trước Công Nguyên đến thế kỷ X). Nhạc phẩm này được đánh giá cao ở khía cạnh diễn tấu vì người nghệ sĩ không tấu đàn theo lối truyền thống mà dùng móng tay để khảy dây đàn, và trống phong yêu Janggu đệm trong nhạc phẩm cũng không dùng hai mặt da mà đa phần được tạo âm thanh ở phần thân gỗ. Trong số các nhạc phẩm sáng tác mới gây tiếng vang của nghệ nhân Hwang Byeong-gi, có thể kể đến nhạc phẩm “Migung” (Mê cung). Nhạc phẩm này được sáng tác năm 1975, theo ủy thác của Nhà hát quốc gia Hàn Quốc nhân dịp tổ chức Liên hoan âm nhạc hiện đại quốc tế. Âm hưởng của nhạc phẩm này vô cùng độc đáo và hiện đại. Hwang Byeong-gi đã dùng vĩ kéo của đàn tranh Ajaeng và dùi trống dẹp của trống phong yêu Janggu để tấu đàn tranh Gayageum. Ông đã đưa linh hồn của vũ trụ vào nhạc phẩm bằng cách mô tả những âm thanh của đời sống thường nhật như tiếng khóc, tiếng cười, tiếng đọc báo bằng đàn tranh Gayageum. Đoạn cuối bản nhạc là đoạn “Banyasimgyeong” (Bát nhã tâm kinh), tả cảnh con người bước sang thế giới bên kia. Nhiều người cho rằng nhạc phẩm “Migung” (Mê cung) của Hwang Beong-gi nghe sởn gai óc và gây sốc. Còn có vị quan khách bỏ chạy khỏi khán đài do quá hoảng sợ trong buổi diễn đầu tiên. Nhạc phẩm còn bị cấm diễn trong ba năm do bị phá cách quá mức. Thậm chí, sau 25 năm tức là trong những năm 200, khi “Migung” được chọn làm nhạc nền cho một trò chơi điện tử, khá nhiều thanh thiếu niên đã đồn thổi với nhau rằng nếu nghe bản nhạc này ba lần là sẽ chết nên nó.. 


* Chương II “Bbeoggugi” (Chim cu) của nhạc phẩm “Sup” (Rừng cây)/ nghệ nhân đàn tranh 12 dây Gayageum Hwang Byeong-gi, nghệ sĩ trống phong yêu Janggu Ahn Hye-ran 

* Chương III của nhạc phẩm “Chimhyangmu” (Trầm hương vũ)/ nghệ nhân đàn tranh 12 dây Gayageum Hwang Byeong-gi, nghệ sĩ trống phong yêu Janggu Ahn Hye-ran 

* Nhạc phẩm “Micung” (Mê cung)/ nghệ nhân Hwang Byeong-gi tấu đàn tranh 12 dây Gayageum, vũ nữ Hong Shin-ja hát

Lựa chọn của ban biên tập