Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Người đàn bà chỉ còn lại ký ức – phần 2 (Kim Shin-woo)

2021-01-19

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


“Đã xưa rồi cái xã hội mà chỉ cần sở hữu nhiều thứ nhìn thấy trong tầm mắt là có thể trở thành đại gia. Những nhà bất động sản, chủ sở hữu tòa nhà, sở hữu tiền tiết kiệm giờ không còn được chú ý nữa. Giờ đây, đại gia thực sự phải là những người sở hữu những thứ không thể chạm tay trực tiếp như cổ phiếu, tiền ảo và rất nhiều chủng loại tiền điện tử khác. Tri thức cũng trở thành một loại tài sản, và “ký ức” cũng biến thành món hàng có thể mua bán. Ký ức đã trở thành mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa tư bản và cũng là thành trì cuối cùng mà nhân loại khao khát chiếm lĩnh.”


눈에 보이는 것을 많이 가졌다 해서 부자라고 하는 것은 식상한 사회가 되어버렸다.

과거의 부동산 재벌, 건물주, 예금 자산가 등은 크게 주목받지 못했다.

손으로 만질 수 없는 것을 많이 가진 사람들일수록 진정한 부자로 평가받았다,

주식과 가상화폐는 물론이고

암호화폐의 종류도 다양한 코인을 보유할수록 부유층에 속했다,

그러한 배경에 “지식”을 포함시켰고

그것의 하위 개념인 ‘기억“을 사고팔자는 상황까지 왔다

기억은 자본의 마지막 보루이자 인간의 마지막 보루가 되어버렸다.



Cho-ah muốn mua lại ký ức của Yi-kyung về mối tình đầu để đủ điều kiện tuyển sinh cho con trai. Đây chính là việc “cấy ghép ký ức”, vấn đề mà Quốc hội và ngôn luận tranh cãi nhiều gần đây.



Giáo sư Bang Min-ho, khoa Ngữ văn trường Đại học quốc gia Seoul 

Chế độ tuyển sinh, tiêu biểu như tuyển sinh đại học vốn dĩ phải là một quá trình minh bạch và công bằng để duy trì một xã hội lành mạnh. Nhưng ở thời hiện đại cũng như tương lai gần là năm 2028, người ta vẫn cần những ưu điểm, lợi thế để xét tuyển vào trường điểm. Xã hội trong tương lai vẫn phân biệt giàu nghèo, chỉ có điều tiêu chuẩn đánh giá tuyển sinh được tác giả xây dựng khá bất ngờ với mục tiêu cuối cùng của giáo dục là tuyển chọn những con người có tư chất tốt, và người tốt ở đây không chỉ có năng lực, điều kiện tốt mà còn phải có tâm hồn, có ký ức đẹp. Tiêu chuẩn đánh giá này đã trở thành điểm nhấn cho tác phẩm, khiến độc giả vô cùng thích thú và tò mò về đoạn sau của câu chuyện.



“Chẳng lẽ lại có người không có ký ức sao?” 

“Mình không có cái đó. Giờ mình chỉ cần nó.”

“Grayson đăng ký tuyển sinh theo hệ đặc biệt nên phải tham gia buổi phỏng vấn do trí tuệ nhân tạo (AI) tiến hành. Trong đó, AI còn kiểm tra chi tiết chỉ số của bố mẹ, ví dụ như bố mẹ có vai trò hay đóng góp gì trong việc nuôi con thành nhân tài như ngày nay. Cậu biết đấy, AI nó chính xác lắm. Ngày xưa thì còn thêm thắt cái này cái kia vào bản giới thiệu cá nhân hay làm giả hồ sơ được, chứ giờ là coi như phải ngồi nhận điều tra trước cái máy thăm dò phát hiện nói dối. Sợ lắm!”


“추억이 없는 사람도 있니?” 

“나한테는 그 딴게 없어. 난 지금 그게 꼭 필요하거든”

“그레이슨의 특별전형에 필요해서 그래.

특별전형은 AI 면접을 통과해야 돼.

정확히 말하면 그레이슨의 부모 심층면접이라고 할 수 있지.

자녀를 훌륭한 인적 재원으로 길러내기까지 

부모는 어떤 역할을 했고, 기여를 했는지 보는 거야.

너도 알잖아. AI가 가짜와 진짜를 얼마나 정확하게 걸러내는지.

자기소개서 같이 서류를 꾸며 쓰거나 조작할 수 있었던 시절이 좋았지.

이건 뭐 거짓말탐지기 앞에서 조사 받는거나 다름없으니 지어낼 수가 있어야지.

정말 무서운 세상 아니니?”

‘희미한 사랑의 추억이나마 사라져버린다면 내 과거에는 뭐가 남는 거지?’




Đôi nét về tác giả Kim Shin-woo (sinh năm 1978) 

- Đăng đàn truyện ngắn “Kỳ miễn dịch” trên nhật báo “Maeil” năm 2001.

Lựa chọn của ban biên tập