Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Jjajangmyeon mới đúng (Bang Min-ho)

2021-02-02

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


“ “Không cẩn thận có khi sẽ chẳng thể trở về được nữa!” - Hôm nay Seung-pil cũng hạ quyết tâm trước khi ra khỏi nhà. Chỉ nghĩ thôi, anh cũng thấy toát cả mồ hôi hột. Nếu bị cơ quan tình báo bắt, nếu cái phòng này bị lục soát thì sao? Seung-pil ra ngoài trễ, trước đó anh đã xóa toàn bộ các tệp tin trong máy tính về Jjajangmyeon. Ngày nào anh cũng làm công việc phiền phức này để bảo mật.”


승필은 오늘도 단단히 각오하고 집을 나섰다.

자칫 잘못하면 돌아오지 못할 수도 있다.~

이 생각만 하면 식은 땀이 났다.

만약 정보당국에 붙잡히기라도 하면,

그들이 이 방을 뒤지기라도 하면.


아침 느지막이 집을 나서면서 

승필은 자신의 컴퓨터에 저장된 짜장면 관련 파일들을 모두 지웠다.

승필은 매일 이 귀찮은 일을 빠뜨리지 않았다.

보안을 염려했기 때문이었다.



Nhà phê bình văn học kiêm nhà văn Bang Min-ho, giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul.

Đây là một tiêu đề mang tính ẩn dụ. Theo thói quen, người Hàn Quốc vẫn gọi món mỳ đen là “Jjajangmyeon”, đọc âm “Jja” thành âm căng, tức đọc mạnh hơn, nhưng quy định của âm chuẩn tiếng Hàn phải là “Jajangmyeon”, tức đọc chữ “Ja” là âm thường. Dựa vào hiện tượng này, tôi muốn chế giễu bầu không khí nặng nề, áp lực trong xã hội Hàn Quốc, một xã hội mang cái mác “dân chủ”, nhưng thực ra lại có rất nhiều mặt bị khống chế như tự do biểu đạt, tự do ngôn luận.



“ Seung-pil mê nhất là màu của sợi mỳ Jjajamgmyeon. Mỳ mà cho nhiều mỡ quá thì màu cũng nhàn nhạt, vị ăn rất ngấy, không cần ăn cũng biết sẽ bị lợm giọng. Sợi mỳ Jjajangmyeon đích thực phải vừa đen vừa bóng, ngay từ màu sắc cũng cảm nhận được hương vị đậm đà. Không chỉ thế, mỳ đen cũng không được quá ngọt. Ngày nay, người ta thích ăn mỳ vị ngọt, nhưng đó là thứ mỳ trộn đầy mỳ chính, chỉ đáng gọi là Jajangmyeon.

“Ngon đến phát khóc ấy!” 

“Anh muốn sửa bảng hiệu cho cái quán này. Rõ ràng là Jjajangmyeon mà không được gọi là Jjajangmyeon. Thật là khổ như Hong Gil-dong, có bố mà không được gọi là bố, có anh trai mà không được gọi là anh vậy.”


Seung-pil giữ tay Su-hyeon đang cầm đôi đũa. Anh muốn níu giữ trái tim cô hơn bao giờ hết.”


짜장면은, 승필의 지론에 따르면 무엇보다 빛깔이 좋아야 했다.

짜장면은 까맣고 윤기가 흐르면서도 

그 빛깔에 어딘지 모르게 깊이가 느껴져야 했다.

또한 짜장면은 단맛에 치우쳐서도 안 되었다.

조미료를 잔뜩 쳐서 달달한 맛을 낸 짜장면은

차라리 자장면이라 해야 했다.


“눈물이 나, 너무 맛있어서” 


“이 집 간판을 고쳐주고 싶어.

 짜장면을 짜장면이라 부르지 못하는 건 

 아비를 아비라 부르지 못하고, 형을 형이라 부르지 못하는 홍길동처럼 슬퍼” 


“꼭 올거야, 그런 날. 짜장면을 짜장면이라 부르며 주문할 수 있는 날” 


승필은 젓가락을 든 수현의 손을 꼭 쥐었다.

승필은 어느 때나 수현의 마음을 붙들고 싶어했다.




Đôi nét về tác giả Bang Min-ho (sinh ngày 10/6/1965 tại Seoul) 작가: 방민호

- Nhận giải thưởng Văn học (nhà văn) Kim Dal-jin lần thứ 18 năm 2007, v.v.

- Sự nghiệp: Thành viên Hiệp hội Văn học hiện đại Hàn Quốc, v.v.

Lựa chọn của ban biên tập