Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Thời đại bất tín (Park Kyeong-ni)

2021-05-04

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


“ Chồng của Jin-yeong tử nạn vì trúng bom vào đúng đêm trước ngày 29 tháng 9 năm 1950, tức ngày quân đồng minh đổ bộ giành lại Seoul từ tay Bắc Triều Tiên. Trước khi chết, chồng có kể cho Jin-yeong nghe về giây phút lâm chung của một người lính miền Bắc mà anh thấy trên đường Gyeongin. Cậu lính trẻ xin một ngụm nước, nhưng trong vô thức vẫn gọi tên mẹ. Một người đi đường động lòng, lấy đá đập quả dưa hấu ở quán bên đường, đưa cho cậu một miếng. Cậu chưa kịp ăn thì đã trút hơi thở cuối cùng.


Câu chuyện như là điềm báo cho cái chết của chồng. Sau khi kể câu chuyện đó thì khoảng vài giờ sau, anh bị trúng bom mà chết.”


9.28 수복 전야.

진영의 남편은 폭사했다.

남편은 죽기 전에 경인도로에서 본 인민군의 임종 이야기를 했다.

아직도 나이 어린 소년이었더라는 것이다.


소년병은 물 한 모금만 달라고 애걸을 하면서도

꿈결처럼 어머니를 부르더라는 것이다.


남편은 마치 자신의 죽음의 예고처럼

그런 이야기를 한 수시간 후에 폭사하고 만 것이다.



Bang Min-ho, giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul

Có thể nói, Jin-yeong là mẫu nhân vật tiêu biểu nhất về người phụ nữ bất hạnh sau chiến tranh Triều Tiên. Trên thực tế, đằng sau nhân vật này có cả cuộc đời thực nhiều đắng cay của chính tác giả Park Kyeong-ni. Người ta nói là chồng cô mất tích khi đang ở tù trong chiến tranh Triều Tiên, nhưng thực tế, anh bị quy kết tội phạm chính trị nên bị bức tử. Vì thế mà nhà văn trẻ Park Kyeong-ni thời đó đã mất lòng tin vào thể chế của Nhà nước Hàn Quốc. Thế rồi, ngay cả giọt máu cuối cùng là con trai cũng mất, lại phải cách ly vì bệnh tật và sống trong đói nghèo, cùng cực nên nỗi đau mà nhà văn phải gánh trong lòng suốt phần đời còn lại khó có thể diễn tả thành lời. Qua đây cũng có thể thấy những trải nghiệm về một thế giới lạnh lẽo, vô tâm tới rùng mình đau đớn mà nhân vật cảm nhận trong truyện cũng chính là cảm xúc thật của chính nhà văn.



“ Lũ trẻ quây quần dưới tán cây. Bên cạnh đó là một người đàn ông tầm trung niên đang bán thánh giá và kinh thánh ngay bên vệ đường. Jin-yeong quan sát khung cảnh ấy bằng cái nhìn lạ lẫm như của một khách bộ hành từ phương xa tới. Một cơn gió se lạnh ùa về trong tâm trí cô.


Khi sắp hết buổi lễ thì Jin-yeong thấy một cái gậy dài, phía đầu gậy buộc một túi quyên tiền nhìn nhọn như cái vợt bắt chuồn chuồn. Túi vừa giơ ra phía trước ngực Jin-yeong thì người bà con đã nhanh chóng ném vào đó vài hào, chiếc túi lại nhanh chóng chuyển xuống hàng dưới. Jin-yeong lại liên tưởng tới chiếc mũ cũ kỹ của kẻ hát rong đang chìa ra phía trước đám đông đứng xem. Nghĩ thế, cô nhanh chóng ra khỏi nhà thờ.”


나무 그늘 아래 아이들이 모여 있었다.

그 옆에는 중년남자 한 사람이 

십자가, 성경책 같은 것을 

노점처럼 벌여놓고 팔고 있었다.

진영은 어느 유역의 이방인인 양 그런 광경을 넘겨다보았다.

분위기에 싸이지 않는 마음 속에는 쌀쌀한 바람이 일고 있었다.


미사가 거의 끝날 무렵이었다.

진영은 긴 작대기에 헌금주머니를 매단 잠자리채 같은 것이

가슴 앞으로 오는 것을 보았다.

아주머니가 성급하게 돈을 몇 닢 던졌을 때

잠자리채 같은 헌금주머니는 슬그머니 뒷줄로 옮겨가는 것이었다.


진영은 구경꾼 앞으로 돌아가는 풍각쟁이의 낡은 모자를 생각했다.

그런 생각을 계기로 하여 진영은 밖으로 나와버렸다.




Đôi nét về tác giả Park Kyeong-ni (sinh ngày 28/10/1926 tại thành phố Tongyeong, tỉnh Nam Gyeongsang, mất ngày 5/5/2008)

- Ra mắt với tác phẩm “Tính toán” năm 1955.

- Nhận huân chương văn hóa hạng nhất Geumgwan (Kim quán) năm 2005, v.v..

Lựa chọn của ban biên tập