Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Các khúc hát trong dịp Giáng sinh

#Âm điệu ngàn xưa l 2021-12-22

Âm điệu ngàn xưa

Các khúc hát trong dịp Giáng sinh

Ý nghĩa các khúc hát về lễ Giáng sinh

Thuở nhỏ chắc ai cũng muốn tin rằng ông già Noel sẽ tới tặng quà cho mình vào dịp Giáng sinh và nếu khóc nhè hay không biết nghe lời thì sẽ không được nhận quà. Thế nên em bé nào cũng đều cố gắng thật ngoan. Có em còn lo là nhà mình chẳng có ống khói thì ông già Noel sẽ vào nhà bằng đường nào được hay là cái tất bé xíu thế kia thì ông cho quà vào làm sao được? Các bạn có nhớ khúc hát mừng Giáng Sinh “Chú tuần lộc Rudolph mũi đỏ” chứ? Chú tuần lộc Rudolph trong ca khúc có chiếc mũi đỏ chẳng giống như những con tuần lộc cùng bầy đàn. Trong cuộc sống động vật hoang dã, sự khác biệt sẽ dễ bị bầy đàn xa lánh và thậm chí còn nguy hiểm tới cả mạng sống. Vậy mà ông già Noel đã mời Rudolph kéo xe trượt tuyết cho mình và khiến chú tuần lộc mũi đỏ được cả bầy đàn yêu quý. Tình yêu chân chính là vậy đó. Khi thực sự yêu thương nhau, thì chúng ta sẽ không quay lưng với những yếu điểm của nhau mà sẽ nghĩ cách đưa những yếu điểm của đối phương trở thành ưu điểm.


Các hoạt động chính trong lễ Giáng sinh đa phần đều diễn ra vào ban đêm. Có lẽ vì đêm Giáng sinh có liên quan đến tiết đông chí, ngày có đêm dài nhất trong năm, của người Á Đông. Đêm nay, 22/12, chính là đêm đông chí. Từ ngày mai, mỗi ngày, thời gian ban ngày sẽ dài thêm một chút, vận khí đất trời sẽ khởi sắc trở lại. Thế nên người Hàn Quốc xưa còn coi đông chí là ngày đầu tiên của một năm mới và gọi đây là “Jakeun Seol”, tức là “Tết nhỏ”. Người Hàn có câu thành ngữ “Phải ăn cháo đậu đỏ trong ngày đông chí thì mới thực sự lớn thêm một tuổi”. Theo thuyết âm dương, màu đỏ mang vận khí dương, ma quỷ mang vận khí âm. Vì vậy mà người xưa tin rằng đậu đỏ có thể trừ tà ma quỷ dữ và ngăn chặn tai ương. Tiết đông chí là ngày có vận khí âm mạnh nhất trong năm nên người Hàn Quốc thường nấu cháo đậu đỏ có vận khí dương mạnh, chia nhau ăn và cầu nguyện những điều bình an tốt đẹp cho nhau. Ngoài ra, còn có câu “Sau tiết đông chí cây cỏ cũng mang tâm tưởng mới”. Chúa Giê-su cũng ra đời vào dịp này, hẳn như mọi thứ đều muốn trao cho con người niềm tin và sức sống mới. 


Giới thiệu ca khúc Kumbaya

Khi con người biết cách vượt đại dương đặt chân tới châu Mỹ, thì người da đen ở châu Phi bỗng dưng một ngày bị đưa đến châu Mỹ làm nô lệ. Cả tuần làm việc cực nhọc, đến ngày Chủ Nhật lại phải đưa chủ nhân tới nhà thờ nhưng họ cũng đâu được vào bên trong nhà thờ. Trong lúc mệt mỏi chờ đợi bên ngoài nhà thờ, câu hát thánh ca như một liều thuốc trấn an tâm hồn và thể xác rã rời của họ. Câu “Come by here” trong bài thánh ca được người châu Phi nghe thành Kumbaya. Kumbaya có ca từ đơn giản, phản ánh chân thực tâm tình của người nô lệ da đen nên chẳng mấy chốc đã được lan rộng. Kumbaya, bài hát cầu nguyện những bàn tay cứu rỗi cho những mảnh đời cô đơn và khốn cùng nhất trên thế gian 


* Nhạc phẩm “Chú tuần lộc Rudolph mũi đỏ” / Jeong Gil-seon (đàn tranh 12 dây Gayageum)

* Khúc hát “Ô! Tuyết đang rơi” / Jeong Sang-hee và con gái Yoo Chae-ryeong

* Bài hát Kumbaya / Hong Sun-gwan (hát), Gang Eun-il (đàn nhị Haegeum), nhóm phụ họa

Lựa chọn của ban biên tập