Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Tết Đoan Ngọ và những khúc hát trong ngày này ở Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2022-06-02

Âm điệu ngàn xưa

Tết Đoan Ngọ và những khúc hát trong ngày này ở Hàn Quốc

[Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ]

Ngày mai là mùng 5/5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ. Đây vốn là dịp người Trung Quốc tưởng nhớ tới vị trung thần Khuất Nguyên (năm 340-278 trước Công nguyên) thời nhà Sở. Truyền rằng, Khuất Nguyên đã phải đi lưu đày do bị các gian thần vu khống. Để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân, Khuất Nguyên đã gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Từ đó người dân nơi đây lấy ngày này để tưởng nhớ tới Khuất Nguyên và dần dà ngày 5/5 âm lịch đã trở thành một trong những ngày lễ tết lớn nhất trong năm của một số quốc gia ở châu Á. Đua thuyền rồng là phong tục truyền thống tiêu biểu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tục đua thuyền rồng được hình thành với ý nghĩa người dân địa phương dốc hết sức lực chèo thuyền để cứu Khuất Nguyên. Vào ngày này, người ta còn ném cơm gạo nếp gói lá sen xuống sông cho cá ăn để chúng không làm hại vị trung thần. 

Phong tục Tết Đoan Ngọ của Hàn Quốc có đôi nét khác biệt. Người Hàn quan niệm rằng mùng 5/5 âm lịch là ngày có dương khí thịnh nhất trong năm. Tết Đoan Ngọ lại đúng vào dịp mọi công việc đồng áng đầu vụ mùa đã kết thúc nên người nông dân có thể an tâm nghỉ ngơi. Các địa phương ở Hàn Quốc có nhiều phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ vẫn còn được lưu truyền tới nay, ví như nghi thức lễ hội Tết Đoan Ngọ vùng Gangneung “Gangneung Danoje” đã được Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 


[Giới thiệu các khúc hát liên quan tới Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc]

Các nghi thức tế lễ theo văn hóa Nho giáo, các chiếu đồng Gut theo tập tục tôn giáo bản địa và “Gwanno Gamyeongeuk” (vở kịch mặt nạ của những người nô bộc) càng làm không khí lễ hội của vùng Gangneung thêm náo nức. Trước Tết Đoan Ngọ một tháng, tầm ngày mùng 5/4 âm lịch, người Hàn Quốc bắt đầu ngâm rượu để uống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày rằm tháng 4 âm lịch, chiếu đồng được tổ chức tại đền thành hoàng quốc sư Daegwallyeong (huyện Pyeongchang, tỉnh Gangwon), sau đó người ta cầm đuốc vừa xuống núi vừa hát bài Yeongsanhong (Ánh sơn hồng). 

Yeongsanhong là tên một loài hoa đỗ quyên đỏ. Có lẽ khúc hát “Ánh sơn hồng” được sáng tác bắt nguồn từ cảm hứng hình ảnh đoàn người cầm những ngọn đuốc rực cháy nối đuôi nhau xuống núi trong bóng đêm giống như hoa đỗ quyên đỏ nở rộ trên núi. Tục ra suối tắm gội và chơi đánh đu của đám đàn bà con gái đều là những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của dân tộc Hàn. Nói đến trò chơi đánh đu trong dịp này, nhiều người có lẽ sẽ liên tưởng ngay tới hình ảnh nàng Xuân Hương (Chunhyang) xinh đẹp chơi đánh đu dưới những vạt nắng xuân ấm áp giữa muôn hoa đua nở. Chàng công tử tối ngày miệt mài đọc kinh, luyện sử Lý Mộng Long đã phải lòng nàng Xuân Hương xinh đẹp ngay từ lần đầu thoạt thấy bóng nàng khi đứng trên lầu gác vãn cảnh xuân. Vì muốn qua lại với Xuân Hương nên công tử đã sai anh hầu Bangja đến nhà nàng ướm hỏi. Nghe vậy, Xuân Hương giận giữ bởi đường đường là một công tử giỏi dùi mài kinh sử lại nhờ người đi hỏi giúp. Anh hầu Bangja mới dỗ rằng công tử Lý Mộng Long là con trai của một quan viên có chức tước khá cao trong vùng, là người thuộc tầng lớp quý tộc và có lẽ sẽ là nơi cô mong được gửi gắm thân phận nữ nhi. Cuối cùng, Xuân Hương đã nhờ Bangja chuyển lời của cô tới công tử rằng “Hoa sao tìm bướm? Bướm phải tìm tới hoa chứ!” với ẩn ý rằng công tử Lý Mộng Long hãy tới tìm gặp mình. Trong các khúc ca truyền thống của Hàn Quốc cũng có một số nhạc phẩm mang cốt truyện của trường ca hát kể chuyện Pansori Chunhyangga (Xuân Hương ca), ví như khúc tạp ca Sochunhyangga (Tiểu Xuân Hương ca) của vùng Gyeonggi. Nếu như trong trường ca hát kể chuyện Pansori Xuân Hương ca, anh người hầu Bangja của công tử Lý Mộng Long đã chỉ nhà Xuân Hương cho cậu chủ, thì trong tạp ca Sochunhyangga (Tiểu Xuân Hương ca), nàng Xuân Hương lại trực tiếp chỉ nhà mình cho công tử Lý Mộng Long.

Hãy trông bưc nàng Xuân Hương kìa!

Tay trái che nng, tay phi giơ cao

Ch v hưng rng trúc xa xa trưc mt


Vừa chỉ, nàng vừa nói về ngôi nhà mình ở, rằng:

Ven đưng có hàng dưa chut mc

Trưc ngõ có rng liu r xn xang


Tâm trạng như muốn baу ᴄao baу хa, mong thoát khỏi khuôn phép nghiêm ngặt của xã hội phong kiến đương thời ᴄủa nàng Xuân Hương đã đượᴄ thi ѕĩ Seo Jeong-ju diễn tả trong áng thơ Chuᴄheonѕa (Thu thiên từ), tứᴄ “Bài thơ хíᴄh đu”. Áng thơ đã đượᴄ nhạᴄ ѕĩ Hᴡang Bуeong-gi phổ nhạᴄ thành khúᴄ hát ᴄùng tên Chuᴄheonѕa (Thu thiên từ) rằng:

Hyangdan ơi! Đy mnh vào!
  Như đưa thuy
n ra khơi xa
  Như xua lũ bư
m con, lũ vàng anh
  Ra xa đám hoa c
 và nhành liu rung rinh trưc gió
  Hyangdan ơi! Hãy đ
y mnh vào!


  • Khúc hát Yeongsanhong (Ánh sơn hồng) / nhóm nhạc Anaya 
  • Khúc tạp ca Sochunhyangga (Tiểu Xuân Hương ca) / Chae Su-hyeon 
  • Khúc Chucheonsa (Thu thiên từ) / Hwang Byeong-gi (sáng tác), Gang Kwon-sun (hát), Lee Ji-yeong (đàn tranh Gayageum 17 dây)

Lựa chọn của ban biên tập