Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Tên ăn trộm vụng về (Hyun Jin-geon)

2023-02-07

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


Vì không thể đốt lửa sưởi cả gian nhà nên vợ chồng tôi ngủ phòng trong, bà ở phòng ngoài, cách nhau một chiếc cửa kéo dán giấy. 


Những tiếng thở dài và lời kể lể của bà như thác nước đổ, văng vẳng qua vách ngăn bằng giấy. Bà hầu như không ngủ. Chỉ cần biết tôi đang thức là bà sẽ xả ra nỗi khổ cực, bất hạnh của mình.


 “Nếu không phải gia đình quý hóa này thì còn ai có thể giúp tôi nữa?”  


Bà kiên trì, nhẫn nại, van nài, than thở, hô hào như thể tôi có nghĩa vụ phải cứu giúp bà. Vốn mắc chứng mất ngủ, tôi thậm chí có khi còn thức trắng đêm. Ngay cả khi lẩm bẩm cầu xin giống như đang nói mơ, và nếu có mơ thật thì giấc mơ khó nhọc của bà cũng không kéo dài lâu.



Sau khi bà cụ thức dậy đi ra ngoài, vợ tôi ra theo sau và thấy những hạt gạo vương vãi trên sàn nhà. Ban đầu tưởng do lúc lấy gạo bị vãi ra, nhưng nhìn kỹ thì gạo chảy thành một đường từ sàn xuống sân, từ sân ra tận giếng. 


Thấy lạ quá, vợ đuổi theo bà lão và thấy gạo chảy xuống theo mỗi bước chân bà. 


Cuối cùng tìm thấy bà giấu gạo trong người. 


Bà nhét đầy gạo vào chiếc tay nải nhặt được và quấn dưới ngực, nhưng tay nải bị thủng nên bà đi bước nào là gạo rơi bước ấy.


할멈이 일어나 나간 뒤로 아내가 나가 보니

마룻바닥에 쌀낱이 흩어져 있었다.

밥쌀을 내다가 떨어뜨린 것인가 하였더니

자세히 살펴보니 마루로부터 뜰로, 

뜰로부터 우물 가는 길로, 

쌀이 줄을 그은 것처럼 흘러 있었다.


하도 이상해서 할멈 뒤를 쫒아가 보니까

그의 걷는 대로 쌀이 줄줄 흘러내린 것을 발견하였다.


필경 할멈의 품속에 쌀을 감추어 둔 것이 발견되었다 한다.


그는 헌 전대 하나를 주워서

쌀을 불룩하게 집어넣어 가지고 가슴 밑에 찼는데

전대의 구멍이 뚫어져서 

그의 걷는 대로 쌀이 흐르게 된 것이었다.



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Truyện ngắn này được viết vào năm 1931, cuộc đại khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới cũng đã ảnh hưởng tới Joseon dưới ách thống trị của thực dân Nhật. Đó là lý do tại sao những năm 1930 là thời kỳ mà đế quốc Nhật Bản gây chiến để chuyển hướng bất mãn ra bên ngoài, Joseon vì thế cũng bị áp bức hơn về chính trị và kinh tế nghèo nàn hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, bà cụ giúp việc này cũng cho ta thấy được cuộc sống của tầng lớp hạ lưu lúc bấy giờ đã bị đẩy vào ngõ cụt. Khủng hoảng bao trùm lên toàn xã hội, nhưng những người ở tầng lớp thấp kém lại càng lầm than, cùng cực hơn bao giờ hết. Bà cụ này sẵn sàng từ bỏ ngay cả giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của con người, và ngày đêm cầu xin nhân vật chính. Điều này chứng tỏ rằng các thành viên trong gia đình bà đã không thể chịu đựng thêm được dù chỉ vài giờ chứ không nói là một ngày. Có thể thấy, tầng lớp thấp kém thời kỳ người Joseon chịu ách đô hộ vào những năm 1930 mặc dù không ý thức được về vấn đề ngọn nguồn phát sinh trong xã hội nhưng vẫn phải tiếp tục chịu đựng những hậu quả khắc nghiệt do chính xã hội đương thời gây ra.



Tôi thấy đau lòng chỉ cho qua trò ăn trộm vụng về của bà lão bằng một tiếng cười chế nhạo. 


Có đúng là bà sợ bị dẫn lên đồn như lời Dae-wook không? Có phải là bà tin là ba đồng xu giữ kín trong người sẽ bị ai đó phát hiện? Làm sao bà có thể dễ dàng để lại ba đồng xu quý giá, thứ mà bà có thể dùng để mua kẹo cho đứa cháu trai yêu dấu?


Rõ ràng là bà đã cố tình để lại ba xu này, công khai như muốn cho chúng tôi nhìn thấy. Ba đồng xu quất thẳng vào mặt, vào tim chúng tôi.


나는 그 할멈의 한 일을 서투른 도적의 노릇으로 웃어버리기엔

너무 맘이 저리었다.


대욱의 말마따나 할멈은 과연 파출소를 겁내었을까?

아무도 몰래 안전하게 제 품속에 든 동전 세 푼이

귀신 아닌 사람에게 발각되리라고 믿었을까?

사랑하는 손자에게 사탕이라도 사 줄 수 있는 그 귀중한 동전 세 푼을

얼떨결에 그리 쉽사리 내어 놓았을까?


그는 일부러 동전 세 푼을 내어 던진 것이다.

보라는 듯이 내어 던진 것이다.


우리의 얼굴을 향해서,

심장을 향해 이 동전 서 푼을 후려갈긴 것이다.




Đôi nét về tác giả Hyun Jin-geon

- Sinh ngày 9/8/1900 tại thành phố Daegu, mất ngày 25/4/1943.

- Đăng đàn với tác phẩm “Hoa hy sinh” năm 1920.

Lựa chọn của ban biên tập