Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Trước phong trào vạn tuế - phần 2 (Yeom Sang-seop)

2023-03-07

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng - 


Đi qua một con hẻm sực mùi tanh và thối, tôi thấy một con ngõ hẹp dẫn ra bãi biển. Nhìn những ngôi nhà hai tầng xập xệ kiểu Nhật trông không giống nhà của người Joseon, nhưng người đi lại ở đó đúng là người Joseon thật. Rõ ràng là họ đang kinh doanh tạm bợ ở những bến cảng như thế này. 


Tôi lại ra đường lớn, len lỏi vào các ngõ ngách mong tìm được một chỗ bán cơm. Quả thực là tôi thèm món dưa muối kimchi và thèm được cầm thìa để ăn cơm lắm rồi. 


Nhưng vẫn không thấy bóng dáng ngôi nhà nào của người Joseon cả. Điều buồn cười là ở cái thị trấn cảng bé tí này, hơn một nửa số người đi bộ trên đường, đường lớn cũng như đường nhỏ, đều là người Joseon. 


“Những người này ban đêm sẽ chui vào đâu?”, tôi tự hỏi và lại ngậm ngùi sẽ về thân phận của những thường dân “áo trắng” tội nghiệp ấy.



Thà bị khinh còn hơn được xem trọng mà vẫn bị đánh! Cái đó cũng có lý của nó. Cũng giống như việc phải giả điên, phải hành động như một kẻ ngốc hoặc chọc cười đối phương để thoát khỏi hiểm nguy ngay trước mặt.


Sợ hãi, cảnh giác, giả tạo, khuất phục, nhu nhược…trốn tránh tất cả để cầu bình an, cách sống này của người Joseon xem ra là khôn ngoan, có lợi. Nghĩ lại thì triết lý sống này không phải bây giờ mới có, mà là kết quả của chế độ phong kiến và bộ máy quan liêu chuyên chế suốt một thời gian dài. Cái vỏ bọc đó đã trở nên khô cứng từ rất lâu và đến nay người ta mới ngày càng đào sâu vào nó.


천대를 받아도 얻어맞는 것보다는 낫다!

그도 그럴 것이다.

미친 체하고 어리광 비슷한 수작을 하거나 어떻게든 저편을 웃기기만하면

목전에 닥쳐오는 핍박은 면할 것이다.


공포, 경계, 가식, 굴복, 비굴...

이러한 모든 것에 숨어사는 것이 조선 사람의 가장 유리한 생활 방도요, 현명한 처세술이다.

실상 생각하면 우리의 이러한 생활 철학은 오늘에 터득한 것이 아니요,

오랫동안 봉건적 성장과 관료 전제 밑에서 더께가 앉고 굳어빠진 껍질이지마는

그 껍질 속으로 점점 더 파고들어 가는 것이 지금의 우리 생활이다.



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Nhân vật chính không khỏi đau lòng khi cập bến Busan, nơi anh đặt chân đầu tiên khi trở về Joseon. Diện mạo Joseon trước đây biến mất, thay vào đó là những tòa nhà, hàng quán được biến đổi theo phong cách Nhật Bản. Joseon đã thay đổi đến mức xem những bức ảnh Busan thời đó, có thể thấy chẳng khác nào một thành phố của Nhật Bản. 



“Nghĩa trang công cộng! Những con dân tội nghiệp, đang sống trong bãi tha ma nhưng vẫn sợ khi chết sẽ phải đến nghĩa trang công cộng. Đây là một ngôi mộ lúc nhúc giòi bọ. Tất cả đều là giòi. Anh là giòi, tôi cũng là giòi. 


Ngay cả trong môi trường đó, mọi điều kiện tiến hóa vẫn sẽ diễn ra không bỏ qua một giây nào! Sẽ có sự cạnh tranh để tồn tại, sẽ có sự chọn lọc tự nhiên và con người sẽ “gầm gừ” về việc ai giỏi hoặc tốt như thế nào. Nhưng sớm muộn gì những con giòi cũng sẽ phân hủy, trở thành đất, chui vào miệng, vào mũi của bạn, và nếu bạn hoặc tôi chẳng may rơi xuống, chúng ta cũng sẽ sớm trở thành giòi và phân hủy hoặc về với cát bụi. Đấy! Biến hết đi! Không cần chồi hay nụ gì hết, héo luôn đi! Hoàn cảnh tốt hay xấu thì cũng phải chờ đến kết thúc cuối cùng, rồi sẽ lọc ra được kẻ nào tốt, may ra sẽ có ích cho đời.”


‘공동묘지다!

공동묘지 속에서 살면서 죽어서 공동묘지에 갈까 봐 

애가 말라 하는 갸륵한 백성들이다!

구더기가 득시글득시글 거리는 무덤속이다

모두가 구더기다. 너도 구더기, 나도 구더기다. 


그 속에서도 진화론적 모든 조건은 한 초 동안도 거르지 않고 진행되겠지!

생존경쟁이 있고 자연도태가 있고,

네가 잘났느니 내가 잘났느니 하고 으르렁댈 것이다.

그러나 조만간 구더기는 낱낱이 해체가 되어서 

원소가 되고, 흙이 되어서 내 입으로 들어가고 네 코로 들어갔다가,

네나 내가 거꾸러지면 미구에 또 구더기가 되어서 

원소가 되거나 흙이 될 것이다.

에엣! 뒈져라! 움도 싹도 없이 스러져 버려라!

망할 대로 망해 버려라!

사태가 나든지 망해 버리든지 양단간에 끝장이 나고 보면

그 중에서 혹은 조금이라도 쓸모 있는 나은 놈이 생길지도 모를 것이다.’




Đôi nét về tác giả Yeom Sang-seop

- Sinh ngày 30/08/1897 tại thành phố Seoul, mất ngày 14/03/1963. 

- Đăng đàn với tác phẩm “Con ếch xanh trong phòng mẫu vật” năm 1921.

Lựa chọn của ban biên tập