Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Trước phong trào vạn tuế - phần 3 (Yeom Sang-seop)

2023-03-14

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng -


Tôi kịch liệt phản đối chuyện đưa thi thể xuống Cheongju, cũng dẹp luôn cả chuyện để tang 5 ngày. Hết ba ngày tang, tôi cho chôn cất vợ ở nghĩa trang công cộng. Những người bên nhà vợ tỏ vẻ gườm gườm khó chịu, chắc phải nghĩ tôi cảm thấy hả dạ việc vợ chết. Nhưng tôi vẫn quyết làm theo ý mình. 



Sáng cũng một chén, trưa một chén, tối lại một chén. Người giàu cũng uống mà kẻ nghèo cũng say. Dường như tất cả chỉ biết có rượu thôi. Đây đâu phải là sống, mà bị tha lôi đi vô định. Hay là đang bị lôi đến nấm mồ thật? Mà dạo này ai cũng lắc đầu nguầy nguậy không muốn đến nghĩa trang công cộng. Đúng thật là người Joseon bây giờ, chỉ cần giật lấy chén rượu là giống như cướp đi mạng sống của họ vậy. Được rồi, cứ rót đi! Cứ uống đi! Cứ quên đi! Biết đâu đây lại là cả thế giới của họ thì sao?


아침에도 한 잔, 낮에도 한 잔, 저녁에도 한 잔,

있는 놈은 있어 한 잔, 없는 놈은 없어 한 잔이다.

술잔밖에 다른 방도와 수단이 없다.

그들은 사는 것이 아니라 목표도 없이 질질 끌려가는 것이다.

무덤으로 끌려간다고나 할까?

그러나 공동묘지로는 끌려가지 않겠다고 요새는 발버둥질을 치는 모양이다.

하여간 지금의 조선 사람에게는 술잔을 뺏는다면 

아마 그것은 그들에게 자살의 길을 교사하는 것이다.

부어라! 마셔라! 그리고 잊어버려라-

이것만이 그들의 인생관인지 모르겠다. 



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Cuối cùng, nhân vật chính quay trở lại Tokyo. Tuy nhiên, suy nghĩ của anh lúc này hoàn toàn khác so với khi rời Tokyo, bức thư gửi Shizuko đã thể hiện rõ điều đó. Anh có ý chí, mong muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn bằng cách thoát khỏi sự mông muội của thực tế thuộc địa. Truyện không đề cập đến việc Lee In-hwa đã làm gì sau khi trở về Tokyo, nhưng nếu nhìn vào cuộc đời của nhà văn Yeom Sang-seop, độc giả cũng có thể đoán được sự thay đổi của Lee In-hwa. Yeom Sang-seop đã viết và phát hành bản “Tuyên ngôn Độc lập” ở Osaka ngay sau Phong trào độc lập 1/3. Không chỉ Lee In-hwa mà nhiều người Hàn Quốc từng phải chịu cảnh cai trị vô phép của thực dân Nhật những năm 1910 cũng có những suy tư, trăn trở như trong tác phẩm. Cần phải nhìn thẳng vào lý do khiến cuộc sống của chúng ta khốn khổ và phải làm bất cứ điều gì để thay đổi thế giới dù chỉ một chút. Những trái tim và ý chí nhỏ bé đó đã tập hợp lại, và vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, tiếng hô “độc lập dân tộc” đã vang vọng khắp Joseon. 



Thế giới xung quanh tôi bây giờ giống như một nghĩa địa. Làm sao tôi có thể hy vọng được hít thở và nhảy múa trong “Seoul của những bông hoa” khi đang ngồi trong ngôi mộ chứa đầy những thường dân mặc đồ trắng đã chấp nhận an phận và những con yêu tinh đủ thể loại đang tung hoành giữa thanh thiên bạch nhật? Điều duy nhất sẽ đến với một người yếu ớt như tôi là bị nghẹt thở. Đó không phải là sự sung sướng nghẹt thở khi được chôn trong những cánh hoa hồng, say hương thơm, mà là sự ngạt thở quằn quại của những con giòi hóa thạch trong nấm mồ. Trước hết, tôi cần phải thoát ra sự nghẹt thở này.


Có quốc gia nào mà giáo viên tiểu học mặc đồ quân phục và đeo gươm đứng trên bục giảng chưa? Tôi là công dân của một đất nước như vậy đấy. 


Chẳng phải châu Âu đã chấm dứt cuộc tàn sát tàn bạo và một hiệp định đình chiến đã được thiết lập? Họ dường như đang cố gắng thu về những con dao, khẩu súng vô dụng để hướng tới cuộc sống mới cho nhân loại. 


Con đường văn chương của chúng ta là đi tìm một cuộc sống tự do chân chính, và xây dựng điều đó cũng là công việc chính của mỗi chúng ta.


금 내 주위는 마치 공동묘지 같습니다.

생활력을 잃은 백의의 백성과

대낮에 횡행하는 온갖 도깨비 같은 존재가 뒤덮은 

이 무덤 속에 들어앉은 나로서

어찌 ‘꽃의 서울’에 호흡하고 춤추기를 바라겠습니까.

약한 나에게 찾아올 것은 질식밖에 없을 것이외다.

그것은 장미 꽃송이 속에 파묻혀 향기에 도취한 행복한 질식이 아니라 

무덤 속에서 화석이 되어 가는 구더기의 몸부림치는 질식입니다.

우선 이 질식에서 벗어나야 하겠습니다.


소학교 선생님이 환도를 차고 교단에 오르는 나라가 있는 것을 보셨습니까?

나는 그런 나라의 백성이외다.


이제 유럽은 그 참혹한 살육의 피비린내가 걷히고 

휴전조약이 성립되었다 하지 않습니까?

부질없는 총칼을 거두고 제법 인류의 신생을 생각하려는 것 같습니다.


우리 문학의 도는 자유롭고 진실된 생활을 찾아가고,

그것을 세우는 것이 본령인가 합니다.




Đôi nét về tác giả Yeom Sang-seop 

- Sinh ngày 30/08/1897 tại thành phố Seoul, mất ngày 14/03/1963.

- Đăng đàn với tác phẩm “Con ếch xanh trong phòng mẫu vật” năm 1921.

Lựa chọn của ban biên tập