Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

Toan tính của Hàn Quốc và Mỹ nhằm duy trì động lực đối thoại với Bắc Triều Tiên

2019-05-09

Tin tức

Toan tính của Hàn Quốc và Mỹ nhằm duy trì động lực đối thoại với Bắc Triều Tiên

Biện pháp “vừa cứng rắn vừa mềm mỏng”

Hàn Quốc và Mỹ dường như đang phân chia vai trò “một bên đấm, một bên xoa” để đối phó với Bắc Triều Tiên. Trong khi Washington liên tục tái xác nhận phương hướng chính sách với Bắc Triều Tiên là gây áp lực tối đa bằng các biện pháp trừng phạt, thì Seoul bắt tay vào việc viện trợ nhân đạo. Mỹ cũng khẳng định sẽ không can thiệp vào kế hoạch viện trợ lương thực cho miền Bắc của Hàn Quốc. Đây có vẻ là những toan tính của hai đồng minh nhằm tìm lối thoát trong đàm phán với Bắc Triều Tiên bằng biện pháp vừa duy trì áp lực tối đa, vừa viện trợ nhân đạo về lương thực.


“Mỹ không can thiệp việc viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên”

Trước đó, vào ngày 7/5, lãnh đạo Hàn-Mỹ đã có cuộc điện đàm, trao đổi ý kiến liên quan đến vấn nạn thiếu lương thực của miền Bắc. Tại đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự ủng hộ vấn đề Hàn Quốc viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên. Ông Trump đánh giá đây là biện pháp tích cực và kịp thời. Nhà Trắng cũng chỉ nhấn mạnh đến biện pháp phi hạt nhân hóa Bình Nhưỡng triệt để và có kiểm chứng đầy đủ (FFVD), mà không hề đả động đến việc viện trợ lương thực. Phát biểu với báo chí ngày 8/5, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders khẳng định Washington sẽ tiếp tục chiến lược gây áp lực tối đa lên Bắc Triều Tiên, với mục tiêu trọng tâm là giải trừ hạt nhân nước này. Bà Sanders cũng cho biết Washington sẽ không can thiệp vào việc Seoul viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng. Tức, đây không phải là mối quan tâm của Mỹ, mà Chính phủ Hàn Quốc sẽ tự lo liệu vấn đề này.


Ý nghĩa thực sự về lập trường của Mỹ

Tuy nhiên, trên thực tế, viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên là một vấn đề mà Mỹ không hề không quan tâm. Bởi lẽ Mỹ cần có biện pháp đối phó để duy trì xung lực đối thoại trước động thái khiêu khích thử vũ khí vừa qua của miền Bắc. Mối quan tâm lớn nhất của Bình Nhưỡng là làm thế nào có thể giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, còn Washington thì vẫn không có ý định thay đổi lập trường gây áp lực tối đa với Bình Nhưỡng. Mặc dù viện trợ lương thực là một biện pháp nhân đạo, song chắc chắn biện pháp này cũng có hiệu quả khiến các lệnh trừng phạt được nới lỏng hơn. Do đó, có thể nói việc Mỹ bày tỏ thái độ “bàng quan” trước việc Hàn Quốc viện trợ cho Bắc Triều Tiên là một chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”.


Kế hoạch của Hàn Quốc

Với Seoul, lập trường trên của Washington dự kiến tạo điều kiện thuận lợi để viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang tìm kiếm phương án thực hiện vai trò trung gian của mình để nối lại đàm phán Mỹ-Triều, sau khi Mỹ và Bắc Triều Tiên không đạt được thỏa thuận nào tại Hội nghị thượng đỉnh song phương ở Hà Nội hồi cuối tháng 2 vừa qua. Bởi trong bối cảnh này, viện trợ nhân đạo sẽ trở thành mấu chốt để tháo gỡ tình trạng bế tắc. Theo báo cáo của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), miền Bắc hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây. Do đó, kế hoạch trên của Seoul là hoàn toàn có căn cứ và đúng thời điểm. Hiện tại, Hàn Quốc đang cân nhắc phương thức viện trợ, có thể là thông qua các tổ chức quốc tế hoặc trực tiếp cho Bắc Triều Tiên. Trường hợp viện trợ trực tiếp, Hàn Quốc cần phải thảo luận với phía miền Bắc. Đây có thể trở thành cơ hội để nối lại đối thoại song phương. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trở ngại nếu Seoul viện trợ lương thực trực tiếp cho Bình Nhưỡng. Bởi lương thực có thể được dùng để phục vụ cho mục đích quân sự, nên rất khó để viện trợ với số lượng lớn. Dù quy mô viện trợ đang được cân nhắc là khoảng 100.000 tấn, song các chuyên gia nhận định dưới 10.000 tấn là thực tế hơn, dễ thuyết phục cộng đồng quốc tế, trong khi các nước đang áp đặt biện pháp cấm vận với Bắc Triều Tiên. Song cũng không loại trừ khả năng miền Bắc sẽ từ chối nhận viện trợ vì lòng tự trọng. Ngoài ra, nếu viện trợ lương thực với quy mô lớn thì cần phải phải được miễn trừ cấm vận đối với tàu, xe chở lương thực sang miền Bắc.

Lựa chọn của ban biên tập